Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cách cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km.

Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Đồng thời, Vĩnh Phúc còn là cửa ngõ phía Đông Nam của khu Tây Bắc, Việt Bắc, cửa ngõ phía Tây Bắc Đồng Bằng sông Hồng và nằm trên đường lưu thông của vùng Tây Nam Trung Quốc. Đây là điều kiện để tiêu thụ hàng hóa nông sản của tỉnh.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng tạo thêm thuận lợi mới về vị trí địa lý cho Vĩnh Phúc như: Tỉnh đã trở thành bộ phận cấu thành vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ sự lan tỏa các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội, hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc gia liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc như: Tuyến hành lang Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang 18 và là tuyến đường vành đai số IV nối với thành phố Hà Nội… giúp tỉnh xích gần hơn với trung tâm kinh tế và những Thành phố lớn của đất nước. Tỉnh lại nằm trong vùng

động lực phát triển kinh tế phía Bắc… Những điều kiện trên đã tạo thuận lợi cho Vĩnh Phúc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội – khoa học công nghệ với cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia làm ba vùng sinh thái rõ rệt: Vùng núi, trung du và đồng bằng. Với sự đa dạng về địa hình rất thuận tiện cho việc phát triển nông – lâm – thủy sản, dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp và du lịch.

Vùng núi: Có diện tích tự nhiên khoảng 65300 ha. Trong vùng có dãy núi Tam đảo, là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước.

Vùng trung du: Chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24900 ha. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễu Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

Vùng đồng bằng: Có diện tích khoảng 32800 ha, đất đai bằng phẳng, thuận tiện phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, Vĩnh Phúc ôm trọn cả 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du và đồng bằng với các con sông Hồng, sông Lô,… tạo nên các vùng trũng, đầm hồ đan xen, hình thành một miền sinh thái rất phong phú và đa dạng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề thủ công theo từng vùng thế mạnh tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là

20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá

lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng.

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500 - 1.700mm, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ, thuận lợi

phát triển cây nhiệt đới.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên nước * Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ sông Hồng và sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Hồ Thanh Lanh..) dự trữ khối lượng nước rất lớn, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh có 3 nhóm đất chính là: nhóm phù sa các sông chiếm 62,2% phù hợp với thâm canh cây lúa, hoa màu các loại; nhóm đất bạc màu chiếm 24,8% và nhóm đất vùng núi đặc trưng chiếm 13%, hai nhóm này phù hợp phát triển cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, các công trình hạ tầng kỹ thuật và xây dựng khu công nghiệp.

Đất đồi núi có diện tích chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, gồm các loại đất chính sau: Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu; diện tích khoảng 4.850 ha. Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Diện tích vào khoảng 2.300 ha, chủ yếu được trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp. Đất Feralitic đỏ vàng phát triển trên nền

phiến thạch Mica: Chiếm khoảng 2,1% diện tích tự nhiên, đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp. Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét: Có diện tích khoảng 9.120 ha, Đây là loại đất rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại đặc sản… Đất Ferealitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua: Diện tích 1.900 ha, đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp. Đất Feralitic mùn trên núi: Diện tích nhỏ trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 500m. Ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể ươm cây giống, trồng cây dược liệu, cây xứ lạnh và rau mùa đông.

* Tài nguyên rừng

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,7 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn...; Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:

Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn; than nâu trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; than bùn có trữ lượng 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

Nhóm vật liệu xây dựng: Gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m³, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m³, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m³, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m³. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Trong đó có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh... ;Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, Tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...

Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên kể trên là những tiềm năng tạo ra thế mạnh cho tỉnh Vĩnh Phúc để phát triển kinh tế.

* Kết cấu hạ tầng

Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua đang ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp, phân bổ rộng khắp.

* Dân số và lao động

Dân số tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là 1.041,4nghìn người. Lực lượng lao

động dồi dào, chiếm 65,7% dân số. Mỗi năm, tỉnh có trên một vạn người bước vào độ tuổi lao động. Dân số tương đối trẻ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây khá cao.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%, năm 2011 đạt 54%, năm 2012 là 55,8% (tăng 2,5% so với năm 2011), trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 41,8% (tăng 1,7% so với năm 2011), năm 2013 đạt khoảng 62 – 63% và năm 2014 đạt khoảng 67%.

Có thể thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Ở GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Ở GIAI ĐOẠN 2006 - 2014

3.2.1. Cơ cấu giá trị

3.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ba nhóm ngành kinh tế thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc được thể trước tiên qua những phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành .

Từ khi tách tỉnh đến nay, nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014 (Đơn vị: %) Năm Toàn bộ GDP Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2006 19,76 2,61 25,62 22,66 2007 21,86 2,24 30,12 19,20 2008 18,4 6,89 22,7 16,6 2009 14,78 3,13 12,12 11,03 2010 21,6 5,31 21,3 15,27 2011 14,83 4,18 20,29 16,89 2012 13,52 3,69 14,19 19,78 2013 14,89 5,09 20,34 17,9 2014 15,11 3,7 17,6 19,8

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Giai đoạn 2006 – 2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 18,0%/năm,

trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07%, công nghiệp – xây dựng tăng 18,57%, dịch vụ tăng 16,13%. Bảng trên cho thấy tốc độ tăng của năm sau so với năm trước là khá cao, mặc dù năm 2009 tốc độ tăng hơi thấp do gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng với nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh nên đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu nhất định: nông – lâm – ngư nghiệp tăng 1,13%, công nghiệp – xây dựng tăng 6, 12%, dịch vụ tăng 11,03%.

Giai đoạn 2011 tới nay: Quy mô kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ khá,

cao hơn mức bình quân cả nước. Giai đoạn 2011 - 2014, GRDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm (trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 10,10%/năm; dịch vụ tăng 7,25%/năm), cao hơn so vớ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) nhưng thấp hơn so

được sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công

nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2014,

công nghiệp, dịch vụ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm như năm 2007 (tăng 30,12%) và năm 2010 (tăng 21,30%) do một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong tỉnh cũng có sự thay đổi đáng kể:

Bảng 3.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014

(Đơn vị: %)

Năm Nông, lâm, ngư

nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2006 16,86 57,12 26,02 2007 14,37 59,93 25,70 2008 15,7 58,3 26,0 2009 15,12 56,81 28,07 2010 14,91 56,16 28,93 2011 15,5 54,6 29,9 2012 13,5 53,4 33,1 2013 10,72 61,1 28,18 2014 9,76 62,54 27,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm vị thế cao và là ngành chủ chốt mang lại giá trị lớn cho kinh tế của tỉnh.

Từ năm 2006 đến năm 2014, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 16,86% năm 2006 xuống còn 10,1% năm 2014, bình quân giảm

0,76%/năm, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 57,12% năm 2006 lên 62,54% năm 2014, tức là bình quân mỗi năm tăng 0,37%. Khu vực dịch vụ cũng có thay đổi, từ 26,02% năm 2006 tăng lên 27,7% năm 2014, bình quân tăng 0,39%/năm. Mặc dù, ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm nhanh nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn nhờ chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh và đây cũng là thành tựu quan trọng. Như vậy, trong hơn 8 năm qua, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô đã chủ yếu diễn ở cả ba ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đồng thời, mức giảm của ngành nông nghiệp bằng với mức tăng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2014 liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2014, tăng bình quân 5,7%/năm. Cơ cấu kinh tế trong ngành chuyển dịch mạnh.

Về trồng trọt: Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)