Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh An Giang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 39)

Trong lĩnh vực ngân hàng nguồn vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng họat động của ngân hàng. Khi nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghiệp vụ tín dụng mạnh mẽ hơn. Bên

cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách ổn định kinh tế gia đình, phát triển kinh doanh, chi nhánh

cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn ngân hàng. Trong

ba năm gần đây tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh An Giang đều

có sự tăng trưởng và ngày càng lớn mạnh.

Được sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các Ngân hàng Thương Mại

Quốc doanh và NHCSXH Việt Nam, nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh

An Giang không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân nghèo. Nguồn

vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh An Giang ngoài nguồn nhận

bàn giao từ NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh, thì còn có các nguồn vốn khác là: nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện), nguồn vốn huy động của dân cư. Trong đó, nguồn vốn hỗ

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn cân đối từ TW 1.046.765 1.311.350 1.538.703 264.585 25,28 227.353 17,34 Vốn huy động TW cấp bù lãi suất 3.468 4.346 5.232 878 25,32 886 20,38

Vốn ủy thác tại địa

phương 68.644 88.568 89.121 19.924 29,03 553 0,62

Tổng nguồn vốn 1.118.877 1.404.264 1.633.056 285.387 25,01 228.792 16,29

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 2012

Qua bảng 4.1 ta thấy rõ tổng nguồn vốn qua các năm có mức tăng đáng

kể năm 2011 tăng 285.387 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ là 25,01%, năm 2012 tăng 228.792 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỉ

lệ là 16,29%. Trong đó nguồn vốn TW chiếm tỉ trọng lớn năm 2011 tăng

264.585 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 227.353 triệu đồng năm 2012 so

với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 25,28% và 17,34%.

- Nguồn vốn cân đối từ trung ương: Là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Vì đây là nguồn vốn được Trung ương cấp để

dùng vào việc giải ngân cho chương trình Trung ương giao chỉ tiêu thực hiện.

Riêng năm 2011 nguồn vốn đã tăng 25,28% so với năm 2010. Để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế của năm 2010 chủ yếu là tạo điều

kiện cho các hộ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, nên NHCSXH Việt Nam đã tạo điều kiện về vốn với mục tiêu tăng doanh số cho vay các chương

trình cho vay hộ nghèo về nhà ở, dân tộc thiểu số theo QĐ 74, thương nhân

QĐ 92. Đến năm 2012 thì nguồn vốn này tăng 17,34% so với năm 2011. Do trong năm này doanh số cho vay các chương trình như: cho vay hộ nghèo về

nhà ở, cho vay dân tộc thiểu số theo QĐ 74 tăng cao nên Trung ương đã xét duyệt cấp thêm vốn cho NH giải ngân, đáp ứng nhu cầu vốn của đối tượng thụ hưởng.

- Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất:

Qua bảng 4.1 có thể thấy nguồn vốn huy động tại địa phương luôn chiếm tỷ

trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm hàng tháng của người nghèo thông qua Tổ TK&VV và các hộ vay vốn. Sở dĩ có đặc

điểm này là do nghiệp vụ chính của NHCSXH chi nhánh An Giang là cho vay

theo các chương trình mà Trung ương và địa phương giao hỗ trợ cho đối tượng

chính sách nên các hình thức huy động vốn của NH chưa đa dạng như các NHTM khác. Để giúp cho người dân thoát nghèo cải thiện đời sống, thực hiện

mục tiêu an sinh xã hội, NH đã luôn sát cánh hỗ trợ cho các hộ vay thuộc diện khó khăn thông qua việc tín dụng với lãi xuất cho vay thấp. Vì thế, các chính sách ưu đãi đối với khách hàng đến gửi tiền. Để có nguồn vốn duy trì phục vụ

cho việc cấp tín dụng, NH phải tìm và vận động lòng hảo tâm của các tổ kinh

tế khác, khuyến khích các NHTM Nhà nước duy trì số dư gửi tại NH.

Trong 2011 bối cảnh kinh tế lạc quan, tình hình huy động vốn của chi

nhánh trong năm 2011 đạt 4.346 triệu đồng tăng 25,32% so với năm 2010.

Bên cạnh đó để tìm nguồn huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế các

NHTM chạy đua về lãi suất huy động và không ngừng đưa ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Do mục tiêu hoạt động nên NH không thể chạy đua lãi suất tranh giành vốn nhàn rỗi. Vì thế tiền gửi tiết kiệm

của chi nhánh thấp. Trong những năm trước đây NHCSXH Việt Nam có giao

chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm từ người vay, nhưng chi nhánh chưa hoàn

thành chỉ tiêu được giao. Đến năm 2012, chi nhánh tập trung thực hiện công

tác tuyên truyền, vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm, nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa phương. Vì vậy, tình hình huy

động vốn có được cải thiện hơn, nguồn vốn huy động tại địa phương được

Trung ương bù cấp lãi suất cho chi nhánh năm 2012 tăng 886 triệu đồng so với

2011.

- Nguồn vốn ủy thác từ địa phương: Là nguồn vốn do ủy ban tỉnh cấp cho

NH dùng vào việc giải ngân các chương trình như: cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay theo chương 2589,

cho vay giải quyết việc làm. Nguồn vốn ủy thác tại địa phương của năm 2011

có sự biến động khá lớn tăng 29,03% so với năm 2010. Nhằm tạo điều kiện

cho hộ gia đình khó khăn trong cuộc sống do bị di dời, giải tỏa chỗ ở để thực hiện các dự án phúc lợi, công cộng ở địa phương có thể vươn lên từ bằng hoặc cao hơn mức sống trước khi bị di dời, giải tỏa nên UBND tỉnh đã phê duyệt kế

hoạch hỗ trợ chính sách xã hội cho các hộ bị di dời, giải tỏa trên địa bàn thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú. Vì thế, NHCSXH chi nhánh An Giang đã giúp đỡ thông qua hình thức cấp tín dụng đối với các hộ thuộc đối tượng theo QĐ 2589. Để thực hiện tốt công tác này, tỉnh đã chuyển tạm ứng 16.134

tại địa bàn thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú. Năm 2012 vốn ủy thác

tại địa phương tiếp tục có tiến độ đi lên tăng 0,62% so với năm trước.

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ năm

6/2012 – 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch 6t 2013/ 6t 2012 Vốn cân đối từ TW 794.342 835.319 40.977 5,16% Vốn huy động TW cấp bù lãi suất 2.798 2.994 196 7,01%

Vốn ủy thác tại địa phương 57.247 67.126 9.879 17,26%

Tổng nguồn vốn 854.387 905.439 51.052 5,98%

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013

Qua bảng 4.2 cho ta thấy nguồn vốn của NH không ngừng tăng trưởng. Nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 51.052 triệu đồng đạt 5,98% so với cùng kỳ năm 2012. Nguồn vốn tăng như thế sẽ tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng tín dụng, đó là điều đáng mừng cho các hộ nghèo.

- Nguồn vốn cân đối từ trung ương: Luôn là nguồn vốn quan trọng nhất.

Ngay từ đầu năm 2013 NHCSXH Việt Nam đã giao kế hoạch tín dụng cho chi

nhánh, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn tiền mặt trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn đã

tăng 40.977 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Phần nào hỗ trợ kịp thời

các hoàn cảnh khó khăn đang cần vốn để vươn lên thoát nghèo.

- Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: Sau

năm 2012 tình hình vận động người vay gửi tiết kiệm hiệu quả thì bước sang 6

tháng của năm 2013 trên đà ấy nguồn vốn này có hướng tiến triển tốt hơn. Tuy

chưa cao nhưng phần nào cho thấy được người vay vốn đã có ý thức hơn trong

việc gửi tiền tiết kiệm và cũng phần nào đánh giá được trách nhiệm của NH

trong việc phấn đấu tăng nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn.

- Nguồn vốn ủy thác từ địa phương: UBND tỉnh luôn quan tâm đến đời sống

hộ nghèo luôn cấp nguồn vốn kịp thời cho NH để giải ngân hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động cũng như các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa giúp đời

sống người nghèo ổn định công việc, nơi ở từ đó an tâm cố gắng kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn đã đạt

67.126 triệu đồng tăng 17,26% so với cùng kỳ năm 2012.

* Tóm lại: Ba năm gần đây cũng như 6 tháng đầu năm 2013, tuy nguồn vốn

luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy, nguồn

vốn cho vay không ổn định, ngân hàng không thể tạo lập được nguồn vốn cho

vay tại chi nhánh. Để hỗ trợ hoạt động của NHCSXH chi nhánh An Giang, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ủy thác tại địa phương là kênh cung

cấp vốn chủ đạo cho chi nhánh thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách cũng như đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của

NHCSXH chi nhánh An Giang. Tuy nhiên, nguồn vốn mà Ngân sách Nhà

nước cấp vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn kế hoạch của các chương trình an sinh xã hội do Nhà nước giao cho NHCSXH chi nhánh An Giang thực hiện. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, vấn đề an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nên việc đáp ứng nhu cầu

vốn tín dụng của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 39)