Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 27)

+ Hướng dẫn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao

+ Thực hiện ký duyệt các hoạt động tín dụng

+ Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng

hoặc kỹ luật cán bộ - công nhân viên trong đơn vị

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kế toán ngân quỹ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng Hành chính tổ chức Kiểm tra và kiểm soát nội bộ Công nghệ thông tin Các phòng giao dịch ở huyện

- Các phó Giám Đốc: Có 2 Phó giám đốc

Một phụ trách về mặt tín dụng, một phụ trách về kế toán, kho quỹ. Có vai trò hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của ngân

hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà Giám đốc giao phó và thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng dưới sự ủy quyền của Giám đốc.

- Kế Toán và Ngân Quỹ: Có trách nhiệm thực hiện các hạch toán nghiệp vụ

cho vay, thu chi tiền mặt, thực hiện các quá trình thanh toán trong ngày. Cuối

ngày kiểm tra đối chiếu sổ sách.

- Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Điều hành các kế hoạch nghiệp vụ tín dụng,

nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cùng với thực hiện các chương trình cho vay.

- Hành chính tổ chức: Tổ chức điều hành, quản lý nhân sự, sắp xếp và bố trí

việc làm cho nhân viên, quan tâm đến sức khỏe cũng như đời sống của nhân

viên và hỗ trợ cho các phòng ban khác trong ngân hàng.

- Kiểm tra và kiểm soát nội bộ: Có chức năng kiểm tra mọi hoạt động của

ngân hàng bao gồm các hoạt động của tín dụng và điều hành ngân hàng, cải

tiến Ngân hàng theo Quyết định của pháp luật.

- Công nghệ thông tin: Đảm bảo nhiệm vụ có liên quan đến công nghệ thông

tin trong toàn chi nhánh.

- Các phòng giao dịch huyện, thị, xã: Là kênh phân phối vốn vay đến các hộ

vay ở các huyện, thị, xã trực thuộc chi nhánh tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có 156 điểm giao dịch. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội An Giang quản lý các điểm sau: Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Quý,

Mỹ Bình, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Bình Khánh, Bình Đức, Đông

3.4 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (1) (6) (7) (8) (2) (3) (4) (5)

Hình 3.2 Quy trình cho vay chương trình hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh

An Giang

- Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn gửi

cho Tổ TK&VV

- Bước 2: Tổ TK&VV bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn và gửi

danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban xóa đói giảm nghèo, UBND cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã

- Bước 3: Ban xóa đói giảm nghèo xã, UBND xã gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại

ngân hàng

- Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã

- Bước 5: UBND cấp xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ

chức chính trị - xã hội cấp xã

- Bước 6: Tổ chức chíh trị - xã hội cấp xã thông báo kết quả phê duyệtđến Tổ

TK&VV.

- Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh

sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

- Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

3.4.1 Xử lý nợ đến hạn

Đến hạn, người vay vẫn không trả được nợ thì tùy trường hợp mà xử lý theo

các cách sau:

Hộ nghèo

Tổ chức

chính trị-xã hội cấp

Ban xoá đói

giảm nghèo xã, UBND cấp xã NHCSXH

* Cho vay lưu vụ

a) Trường hợp áp dụng

Áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn và trung hạn.

b) Điều kiện cho vay lưu vụ

- Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ

sản xuất, kinh doanh liền kề.

- Phương án đang vay có hiệu quả.

- Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo.

c) Mức cho vay lưu vụ

Tối đa không quá dư nợ còn lại trên sổ vay vốn đến ngày cho vay lưu vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Thời hạn cho vay lưu vụ

Thời hạn của chu kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo nhưng tối đa không quá thời hạn cho vay đã vay trong sổ vay vốn .

e) Lãi suất cho vay

- Áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ. Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng hộ nghèo làm giấy đề nghị vay

lưu vụ gửi bên cho vay, các thủ tục khác không phải lập lại. Bên cho vay không thực hiện việc hoạch toán giả cho vay, giả thu nợ.

- Mọi trường hợp cho vay lưu vụ, bên cho vay phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định vào cả sổ vay vốn lưu tại bên cho vay và sổ của hộ vay giữ.

* Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ

Đối với khoản vay trung và dài hạn: Trường hợp người vay có khó khăn, chưa

trả đúng kỳ hạn trả nợ theo phân kỳ trả nợ đã thỏa thuận, thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người

vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ)

* Gia hạn trả nợ

a) Trường hợp áp dụng

Hộ vay không trả đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan

khác, đã được bên cho vay kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ thì bên cho vay xem xét cho gia hạn nợ.

b) Thời gian cho vay gia hạn nợ

Bên cho vay có thể thực hiện gia hạn một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay

ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay ghi trên sổ vay vốn đối với cho

vay trung hạn.

c) Trường hợp khác

Hộ vay có nhu cầu gia hạn vượt thời gian gia hạn nợ tối đa kể trên do nguyên nhân khách quan thì Thủ trưởng bên cho vay phải báo cáo Tổng giám đốc NHCSXH để xem xét, quyết định.

* Chuyển nợ quá hạn

a) Trường hợp chuyển nợ quá hạn

- Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ

cuối cùng hộ vay không gia hạn nợ thì bên cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ

sang nợ quá hạn.

b) Sau khi chuyển nợ quá hạn

Bên cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có

biện pháp tích cực thu hồi nợ.

* Thủ tục gia hạn nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp người vay có nhu cầu gia hạn nợ đối với khoản nợ đến hạn trả nợ

cuối cùng, thì viết giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH. Cán

bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của thủ tục xin gia hạn nợ và ghi vào giấy đề nghị gia hạn nợ trình Giám đốc xem xét, quyết định cho gia hạn

nợ theo chế độ quy định. Các trường hợp gia hạn nợ đều phải ghi bổ sung vào giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và kế ước nhận nợ hoặc sổ

TK&VV lưu tại NHCSXH và liên của người vay giữ.

3.4.2 Xử lý nợ bị rủi ro

Các trường hợp hộ vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý rủi ro

theo Quyết định số 55/NHCS-HĐQT ngày 24/02/2006 của Chủ tịch HĐQT

1. Miễn lãi tiền vay

a) Điều kiện miễn lãi tiền vay

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, khó khăn về tài

chính nên chưa trả được nợ cho NHCSXH nhưng vẫn còn khả năng trả nợ.

- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng trên 80% so với tổng số

vốn của khách hàng.

b) Số tiền miễn lãi

- Được miễn toàn bộ số tiền lãi còn nợ NHCSXH trong trường hợp khách

hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số

tiền tương đương với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong

hạn (không kể thời gian gia hạn nợ).

- Được miễn số nợ lãi tương đương với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời

gian cho vay trong hạn trong trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng

đến ngày đề nghị xử lý lớn hơn số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính

trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ).

2. Giảm lãi tiền vay

a) Điều kiện giảm lãi tiền vay

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, gặp khó khăn về

tài chính nên chưa trả được nợ cho NHCSXH nhưng vẫn còn khả năng trả nợ.

- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng từ 40% đến dưới 80% so

với tổng số vốn của khách hàng.

b) Số tiền giảm lãi tiền vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày xử lý thấp hơn

hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời

gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì được giảm số tiền

lãi còn nợ NHCSXH.

- Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày xử lý lớn hơn số

tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay

trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì chỉ được giảm số nợ lãi tối đa tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong

hạn.

3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH CHI NHÁNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 6/2013 NHÁNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 6/2013

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho về việc cấp

tín dụng cho đối tượng chính sách. NHCSXH chi nhánh An Giang đã không ngừng nổ lực tăng trưởng tín dụng, để nguồn vốn chảy đều đến các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính

sách hỗ trợ đồng vốn việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của người

nghèo, giúp họ thoát nghèo, bên cạnh đó NHCSXH chi nhánh An Giang cũng

không ngừng phấn đấu vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo chất lượng tín

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH – Chi nhánh An Giang từ năm 2010 –6/ 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng từ năm 2010 – 6/2013

Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6

tháng đầu năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 2012 2013 2013/2012 Tổng thu 53.403 71.822 79.802 34,49% 11,11% 36.501 45.450 24,5% Tổng chi 36.326 48.821 37.890 34,40% (22,39)% 19.423 17.231 (11,3)% Chênh lệch thu chi 17.077 23.001 41.912 34,69% (82,22)% 17.078 28.219 65,24%

NHCSXH Chi nhánh An Giang là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Các khoản thu chi của Ngân hàng đều được Trung ương khoán. Nhưng ngân hàng luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,

hạn chế không để chi phí tăng vượt kế hoạch, và luôn cố gắng tăng thu nhập vượt hơn chỉ tiêu Trung ương giao. Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy rõ sự cố

gắng đó, chênh lệch thu chi của NHCSXH chi nhánh An Giang trong năm

2011 có chuyển biến tốt. Năm 2011 tăng 34,69% so với năm 2010, năm 2012 tăng 82,22% so với năm 2011.

Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập cũng đã có sự vượt

bậc so với cùng kỳ 2012 tăng 65,24%. Điều này chứng tỏ NHCSXH chi nhánh

An Giang đang có những bước phát triển mới. Cụ thể như sau:

a) Về thu nhập

Tổng thu nhập của NHCSXH chi nhánh An Giang cũng không ngừng tăng qua từng năm. Tổng thu nhập của năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,11%. NHCSXH là ngân hàng hoạt động phục vụ các đối tượng chính sách, nên nghiệp vụ của ngân hàng không đa dạng như các ngân hàng thương mại

khác. Vì vậy, các khoản thu nhập từ dịch vụ ngân quỹ cũng như thu nhập từ

hoạt động dịch vụ của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập. Thay vào đó, khoản thu nhập chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của

ngân hàng là thu nhập từ lãi vay. Chính vì thế mà tình hình thu lãi đã tác động

rất lớn đến tổng thu nhập.

Những tháng đầu năm 2013 tình hình thu lãi thuận lợi dẫn đến thu nhập 6

tháng 2013 khả quan hơn đạt 45.450 triệu đồng tăng 24,5% so với 6 tháng đầu năm 2012, đó là nhờ vào sự cố gắng của cán bộ tín dụng cũng như hội đoàn thể trong công tác vận động người vay tích cực trả lãi.

b) Về chi phí

Qua bảng 3.1 cho thấy chi phí giảm xuống đáng kể. Để thực hiện

tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, NHCSXH chi nhánh An Giang phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng hoàn thành tốt kế hoạch được giao nên trong năm 2012 chi phí giảm mạnh so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng sẽ kéo theo chi phí sử dụng vốn đều tăng qua các năm. Doanh số cho vay tăng sẽ kéo theo chi phí hoạt động tăng lên vì toàn bộ các khoản phí

hồ sơ, thủ tục vay vốn ngân hàng đều hỗ trợ cho hộ vay.Trước đây, NHCSXH

chi nhánh An Giang quản lý hồ sơ vay của khách hàng bằng tờ giấy khế ước, nhưng đến năm 2009 NHCSXH tiến hành đổi sổ không sử dụng khế ước,

là do ngân hàng hỗ trợ cho hộ vay. Đến nay công tác đổi sổ gần như hoàn

thành, chính vì điều này đã góp phần giảm chi phí hoạt động ở các năm sau này. Đặc biệt, trong năm 2012 công tác đổi sổ được thực hiện gần xong nên

chi phí trong năm 2012 giảm còn 22,39% so với năm 2011.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 hầu như việc đổi sổ đã hoàn tất chính vì thế chi phí tiếp tục giảm và tỷ lệ giảm là 11,3% so với cùng kỳ năm 2012. Mặt khác, đầu năm 2013 Trung ương giao đơn giá tiền lương cho NHCSXH chi

nhánh An Giang thấp hơn đầu năm 2012 vì vậy chi nhánh luôn cố gắng tiết

kiệm, giảm chi phí, để tăng chênh lệch thu chi nhằm tăng quỹ lương, tăng thu

nhập cho người lao động.

3.6 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ NĂM 2013

3.6.1 Phương hướng nhiệm vụ

1. Trong tháng 01/2012 triển khai tổng kết hoạt động năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 và triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 852/QĐ-TTg, và tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động

NHCSXH tại cấp huyện, cấp tỉnh trong tháng 2/2013.

2. Tập trung rà soát hồ sơ xử lý rủi ro và kiểm tra điểm một số đối tượng được xử lý rủi ro đợt 2/2012 theo công văn 03/NHCS-QLN của Tổng giám đốc, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt chú trọng các đối tượng đi làm ăn xa nay về nghỉ tết nguyên đán để thu hồi nợ quá hạn, hoặc yêu cầu cam

kết trả nợ dần, tiếp tục rà soát các nguyên nhân nợ quá hạn theo văn bản 1669

của Tổng giám đốc để đôn đốc thu hồi nợ.

3. Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu thực hiện Đề án theo kế hoạch đã được

phê duyệt đến cuối năm 2013, thực hiện tăng trưởng tín dụng năm 2013 theo

chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trung ương giao cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang (Trang 27)