- Chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH các huyện tham mưu cho UBND
huyện ban hành các văn bản chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp
luật của huyện, các đơn vị nhận uỷ thác cho vay, để tham mưu cấp uỷ, chính
quyền cơ sở có giải pháp xử lý nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng, theo đúng các quy định của Nhà nước.
- Chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã (phường) thành lập Ban thu hồi nợ quá
hạn của xã, để thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chây ỳ..., làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại địa bàn cơ sở; thành phần do Chủ
tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện,
công an, xã đội, tư pháp, trưởng các khóm, ấp và các tổ chức chính trị - xã hội
nhận uỷ thác cho vay làm thành viên. Nhiệm vụ của Ban thu hồi nợ quá hạn
cấp xã bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng. Trưởng ban thu hồi nợ quá hạn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lập các tổ công tác xuống từng hộ dân đang còn nợ quá hạn, xâm tiêu…
để tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ, để có các giải pháp xử lý như sau:
+ Nợ quá hạn do hộ vay gặp khó khăn bất khả kháng, Chính quyền, các
tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH huyện lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh,
NHCSXH cấp trên xử lý theo đúng quy định hiện hành.
+ Nợ quá hạn do hộ vay tạm thời khó khăn chưa trả được nợ, hoặc có kế
hoạch trả dần, Ban thu hồi nợ quá hạn của xã xem xét từng trường hợp cụ thể,
nếu được thì cho hộ vay cam kết trả nợ dần (phân theo từng lần trả nợ).
+ Nợ quá hạn của hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng không trả nợ (nợ
chây ỳ). Ban thu hồi nợ quá hạn của xã vận động hộ vay làm cam kết trả nợ,
nếu hộ vay không thực hiện theo đúng cam kết thì có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật (khởi kiện ra toà theo luật định, cưỡng chế để thu hồi
nợ….) kiên quyết không để bất cứ người nào, tổ chức nào xâm tiêu vốn của
NHCSXH theo nội dung Chỉ thị số 09/2004/CT- TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ.