MẠCH PHÁT VÀ NHẬN TÍN HIỆU ÂM THANH BẰNG HỒNG NGOẠ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 61)

Trong đời sống hằng ngày việc xem TV hoặc nghe radio trở nên quen thuộc đối với mọi người, nhưng có những lúc người xem cần tránh làm ồn ảnh hưởng đến người khác. Để làm được việc đó mà vẫn không bỏ qua chương trình mà mà mình yêu thích, người dùng có thể sử dụng tai nghe, để tránh những phiền phức về dây nối giữa TV và tai nghe, người dùng có thể chọn lựa sử dụng tai nghe hồng ngoại để nghe TV hoặc radio.

Nguyên lý làm việc của tai nghe hồng ngoại:

Ở mạch phát: Tín hiệu âm thanh lấy ra từ TV hoặc radio được cách ly thông qua biến áp cách ly X1. Biến áp này cũng có thể khuếch đại tín hiệu đầu vào tùy thuộc vào số vòng dây quấn thứ cấp và sơ cấp của máy biến áp. Tín hiệu âm thanh được khuếch đại ở 2 transistor T1 (BC547) và T2 (BD140) sau đó đưa ra 2 led hồng ngoại để phát tín hiệu. led đỏ để tạo điện thế phân cực cho cực nền của T2. Biển trở VR1 để điều chình tín hiệu âm thanh đầu vào.

Mạch làm việc với nguồn điện 9V hoặc pin 9V. Mạch có thể phát tín hiệu hình nón với khoảng cách tối đa 6m mà không có vật cản.

Ở mạch thu: Khi máy phát hoạt động, tín hiệu được truyền vào không gian. Khi đó tại mạch thu, led T3 nhận tín hiệu phát ra từ mạch phát, tín hiệu thu được sẽ được đưa vào T4 và T5 để khuếch đại và lọc nhiễu ở các tụ C2, C3. Tín hiệu sẽ được lọc và khuếch đại một lần nữa ở T6 trước khi đưa đến tai nghe. Biến trở VR2 để điều chỉnh âm lượng ra tai nghe. Mạch hoạt động bằng nguồn 9V.

Hình 62. Sơ đồ nguyên lý mạch thu tín hiệu âm thanh bằng hồng ngoại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)