Sơ đồ nguyên lý mạch phát và mạch thu RF

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 65)

4. MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỪ XA BẰNG SÓNG RADIO (RF)

4.4 Sơ đồ nguyên lý mạch phát và mạch thu RF

4.4.1 Sơ đồ nguyên lý mạch phát RF

Hình 65. Sơ đồ nguyên lý mạch phát RF. IC nhận lệnh điều khiển từ ma trận phím ở các chân 10-13.

IC2262 dùng dao động ngoài, đơn giản chỉ cần lắp thêm một điện trở dao động vào chân 15 và chân 16 của IC vad được tính bằng f=R/12. Ví dụ: nếu mắc điện trở 470K vào giữa chân 15 và 16 thì tín hiệu đầu ra sẽ là 39KHz.

Tín hiệu dao động được lấy ra ở chân 17 của IC, chân này thường ở mức 1 khi tín hiệu nghỉ và mức 0 khi tín hiệu hoạt động.

4.4.2 Sơ đồ nguyên lý mạch thu RF

PT2272 là IC giải mã của PT2262 nó cũng có 8 địa chỉ giải mã tương ứng + 4 dữ liệu ra + 1 chân báo hiệu mã đúng VT (chân 17).

Cách giải mã như sau: Chân 15 và 16 cũng cần có một điện trở để làm dao động giải mã. Nếu trong dãy hồng ngoại có tần số dưới 100KHz có thể dùng R rất lớn hoặc không cần. Nhưng nếu từ 100KHz trở lên thì bắt buộc phải dùng điện trở để tạo dao động cho PT2272 (giá trị điện trở để tạo dao động của PT2272 bằng 1/10 giá trị điện trở tạo dao động của PT2262).

Các chân mã hóa của PT2262 (chân 1 đến chân 8) nối như thế nào thì của PT2272 cũng phải nối tương tự (chân nào nối dương, nối âm hay bỏ trống thì đều phải nối tương tự ở cả 2 IC).

Khi truyền một mã đúng và giải mã đúng thì chân 17 của PT2272 sẽ có điện áp cao đưa ra, báo hiệu là đã đúng mã hóa.

Ứng dụng của mạch điều khiển từ xa bằng RF:

Cũng tương tự như mạch điều khiển từ xa bằng hồng ngoại, mạch điều khiển từ xa bằng RF cũng có thể lắp đặt để điều khiển tắt/mở các thiết bị điện để thực hiện các công việc theo nhu cầu người sử dụng hoặc lắp đặt.

4.4.3 Một vài mạch điều khiển từ xa được thiết kế từ mạch RF

Hình 68. Mạch điều khiển từ xa 12 kênh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu viết:

[1] Trần Quang Vinh và Chử Văn An, Nguyên lý kĩ thuật điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

[2] Vụ THCN – DẠY NGHỀ, Giáo trình Kĩ thuật mạch điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

[3] Klaus Beuth; Nguyễn Viết Nguyên (dịch), Linh kiện điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008.

[4] Nguyễn Viết Nguyên, Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.

[5] Vương Khánh Hưng, Capture CIS-Vẽ các sơ đồ mạch điện, Trường dạy nghề Điện Tử Thực Hành.

[6] Vương Tấn Sĩ, GIÁO TRÌNH CROCODILE PHYSICS, Điện tử tin học Minh Huy – Tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ.

Tài liệu Wedsite:

[7] http://hoiquandientu.com/read.php?514 [8] http://www.datasheetarchive.com/ [9] http://voer.edu.vn/m/tia-hong-ngoai/5bcd7071 [10] http://www.dcivn.com/sys/index.php/vi/download/Ebooks-Sach-dien-tu/Giao-trinh- ve-va-thiet-ke-mach-in-ORCAD-9-2-can-ban/ [11] https://sites.google.com/site/xuanthanhdientu1k6/thu-phat-song-rf [12] http://diagramplus.blogspot.com/2013/12/infrared-cordless-headphone.html [13] http://www.xenics.com/en/infrared_technology/infrared_detector_history.asp [14] http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/de-tai-so-luoc-ve-ly-thuyet-thu-phat-hong- ngoai-cau-tao-linh-kien-20030/

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)