CÔNG NGHỆ CMOS

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 58)

1.1 Tổng quan IC LOGIC CMOS 1.1.1 Khái niệm: 1.1.1 Khái niệm:

CMOS là từ được viết tắt từ Complementary – Metal – Oxide – Silicon. Đầu tiên, CMOS được nghiên cứu để sử dụng trong kỹ thuật hàng không vũ trụ. Với các đặc tính như: không bị lệ thuộc vào lưới điện, miễn nhiễu, ... Ngày nay CMOS được sử dụng rộng rãi trong điện tử công nghiệp, điện tử y khoa, kỹ thuật xe hơi và kỹ thuật máy tính điện tử.

1.1.2 Một số đặc tính quan trọng

Điện áp:

- CMOS có thể hoạt động từ 3 – 15V. Tuy nhiên với điện áp nhỏ hơn 4.5V thời gian trễ sẽ gia tăng (vận tốc làm việc chậm lại). Tổng trở ra cũng lớn hơn và đồng thời tính chống nhiễu sẽ giảm. Tuy nhiên, với điện áp lớn hơn 15V thì cũng có những bất lợi:

- Công suất tiêu tán lúc CMOS hoạt động tăng cao.

- Với những xung nhiễu từ nguồn vượt quá điện áp đánh thủng (20V) sẽ phá hỏng IC nếu dòng không được hạn chế từ bên ngoài. Nếu dùng điện áp lớn hơn 15V thì phải có điện trở hạn dòng.

Thời gian trễ:

Điện áp cao thì CMOS hoạt động càng nhanh. Thời gian trễ gia tăng với nhiệt độ và tải điện dung.

Tính miễn nhiễu:

CMOS chống nhiễu rất tốt, thường là 45% điện áp: 2.25V với điệp áp 5V; 4.5V với điện áp 10V. Thời gian trễ CMOS đóng vai trò như là một bộ lọc nhiễu. Xung 10ns biến mất sau một chuỗi các cổng CMOS. Vì tính chất đặc biệt này, CMOS được dùng thiết kế các mạch điện của các thiết bị công nghiệp phải hoạt động trong môi trường đầy nhiễu điện và điện từ. Với điện áp cấp +5V, CMOS vẫn làm việc bình thường với sự mất ổn định của điện áp cấp hay điện áp nhiễu đến 1V.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về ánh sáng hồng ngoại và ứng dụng vào điều khiển cấp nguồn cho các thiết bị điện (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)