Niutơn
Các lực cơ học
Ứng dụng các định luật Niu tơn và các lực cơ học
Lực hấp
dẫn Lực đàn hồi
Lực ma sát
Các GV khi lên lớp thường sử dụng các bài tập trong SGK vật lí 10- Nâng cao và sách bài tập vật lí 10 – Nâng cao. Ngoài ra còn sử dụng bài tập trong một số sách Bồi dưỡng năng lực tự học Vật lí 10 của nhóm tác giả PGS.TS Đặng Đức Trọng- Nguyễn Đức Tấn-Vũ Minh Nghĩa( chủ biên)- NXB Đại học quốc gia TP CHM; 400 bài toán nâng cao Vật lí 10 của tác giả Trần Trọng Hưng- NXB Đại học quốc gia HN; Ôn tập và kiểm tra vật lí 10 của Nguyễn Thanh Hải – NXB ĐHSP…
Nhìn chung tài liệu về bài tập dùng cho chương“ Động lực học chất điểm” rất phong phú đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và học tập của giáo viên cũng như học sinh. Tuy nhiên nội dung bài tập trong các sách tham khảo thường được biên soạn theo chủ đề không theo định hướng phát triển bài tập. Vì vậy khi giảng dạy GV khi sử dụng sách để ra bài tập nên đọc kĩ đề để có những sự điều chỉnh cần thiết phù hợp với phương pháp bài tập theo hướng phát triển bài tập.
2.2.2. Thực trạng dạy và học bài tập vật lí
Hầu hết các GV đều cho rằng bài tập phần cơ học lớp 10 nói chung và bài tập chương“ Động lực học chất điểm” là rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng cho chương trình vật lí phổ thông. Các GV khi dạy thường ưu tiên các bài tập định lượng và xem nhẹ bài tập định tính, bài tập đồ thị và bài tập thí nghiệm. Hầu hết các tiết dạy GV thường đưa ra các bài tập mẫu cho HS làm sau đó chữa, HS xem bài tập mẫu rồi giải các bài tập tương tự. Đây là một cách dạy tốt, trong giờ dạy GV có thể dạy được nhiều dạng bài tập nhưng cách dạy này không kích thích được khả năng sáng tạo của HS, tạo cho HS cách học thụ động.
Số lượng GV tự biên soạn bài tập để phục vụ cho dạy học vật lí là rất ít, hầu hết các GV thường lấy các bài tập trong các sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo. Nếu có thể tự biên soạn thì thường thay đổi số liệu của bài tập trong tài liệu. Một số GV đã yêu cầu HS tự đặt bài tập vật lí để giải trong dạy học vật lí nhưng việc làm này không thường xuyên.
Nói chung phương pháp dạy học bài tập vật lí của giáo viên thưa được thật tốt, chất lượng tiết dạy bài tập còn thấp. Nhiều tiết dạy bài tập chưa thu hút được HS trong lớp tham gia nhất là học sinh các lớp trung bình.
Việc HS học bài tập vật lí ở trên lớp, ở trương THPT còn rất thụ động. Chỉ một số em khá , giỏi mới say mê tìm tòi để giải các bài tập của GV đưa ra và đọc thêm các sách tham khảo ,còn lại đa số là cờ GV giải rồi chép vào vở và làm theo. Nhiều HS giải bài tập chỉ áp dụng công thức rồi suy ra kết quả mà không hiểu về bản chất vật lí. Hầu hết các em chưa tự đặt được bài tập vật lí cho mình để tự giải kể cả các em học sinh khá.
Như vậy chúng tôi thấy việc dạy học BTVL chương “ Động lực học chất điểm” hiện nay ở các trường phổ thông hầu như chưa sử dụng phương pháp dạy học hiện đại mà còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa lấy HS làm trung tâm trong các hoạt động nhận thức. Do đó chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra khi dạy học bài tập vật lí và chưa phát huy được tính tích cực, tự lực của HS.
Để khắc phục tình trạng trên theo chúng tôi nghĩ cần xây dựng được một hệ thống BTCB trong chương “ Động lực học chất điểm” và phát triển nó thành các BTPT, từ đó vận dụng phương pháp dạy học , học sinh đáp ứng được các mục tiêu dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
2.3. Xây dụng hệ thống bài tập vật lí chương “ Động lực học chất điểm”theo hướng phát triển bài tập theo hướng phát triển bài tập
2.3.1. Lựa chọn bài tập cơ bảnchương “ Động lực học chất điểm” a) Cơ sở lựa chọn BTCB a) Cơ sở lựa chọn BTCB
Như ta đã biết BTCB là bài tập mà để tìm câu trả lời chỉ cần xác lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một kiến thức mới học. Về nguyên tắc các bài toán cơ bản trong chương “ Động lực học chất điểm” phải chứa đựng hết các yêu cầu ôn luyện việc sử dụng các công thức cơ bản sau:
- Định luật I Niu tơn
- Định luật II Niu tơn: F=ma (F→hl =m→a) - Định luật III Niu tơn : F12 =−F21
- Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn 12 2 r m m G Fhd = - Định luật Húc: Lực đàn hồi của lò xo Fđh =−k∆l
- Lực ma sát: F =µN
- Một vật được ném xiên góc α đi lên với vận tốc ban đầu v0 thì độ cao cự đại mà vật đạt được là hmax được xác định qua công thức
g v h 2 sin2 2 0 max α =
Do đó ta có thể xây dựng các kiểu BTCB cho chương “ Động lực học chất điểm” như sau:
b)Lựa chọn bài tập cơ bản cho chương chương “ Động lực học chất điểm”
Mô hình hóa
Bài tập 1: Một vật có khối lượng m=0,25kg đang đứng yên trên mặt phẳng
nhẵn nằm ngang thì chịu tác dụng bởi lực F không đổi theo phương ngang làm vật chuyển động với gia tốc a= 4 m/s2 . Tính độn lớn lực F?
Giải: Lực F có độ lớn là : F = m.a =0,25.4=1 (N) BTCB2: Xác định lực hấp dẫn
Mô hình hóa
Bài tập 2: Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy; mỗi tàu có khối lượng 100000 tấn khi chúng cách nhau 1km.
Bài làm lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy là: 1 2 2 hd m m F G r = = 11 2 2 6,67.10 .(100000000) 1000 − =0,0667(N) BTCB 3: Xác định lực đàn hồi Mô hình hóa
Giả thiết cho a,m