Ngôn ngữ sinh hoạt

Một phần của tài liệu nhật kí kiến tập sư phạm (Trang 46)

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt a. Ví dụ a. Ví dụ

- Cuộc hội thoại diễn ra ở khu tập thể X vào buổi trưa.

- Nhân vật giao tiếp có: Lan, Hùng, bố mẹ Hương và Hương.

- Nội dung: xoay quanh việc gọi bạn đi học.

- Mục đích:

- Từ ngữ bình dân, giản dị không trau chuốt.

- Các em hiểu như thế nào về ngôn ngữ sinh hoạt?

=> GV nhận xét và bổ sung.

- Trình bày những dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?

- Trong các tác phẩm văn học, ngôn ngữ sinh hoạt có dạng biểu hiện như thế nào? Giữa lời thoại tự nhiên và lời nói tái hiện trong văn bản văn học có gì khác nhau? => GV nhận xét và bổ sung.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm với gợi ý như sau:

Ở bài tập a:

+ Vừa lòng nhau là như thế nào? Trường hợp nào thì cần làm vừa lòng nhau? + Qua 2 câu ca dao, HS rút ra điều gì khi sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt?

Ở bài tập b:

+ Trong đoạn trịch là lời nói của nhân vật nào?

+ Từ ngữ của nhân vật có đặc điểm gì? => GV nhận xét và bổ sung.

b. Khái niệm

Ngôn ngữ sinh hoạt ( khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại) là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt hoạt

- Tồn tại chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại). Ở một số trường hợp nó tồn tại ở dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ...).

- Trong các tác phẩm văn học, lời thoại của các nhân vật là dạng “ lời nói tái hiện” (mô phỏng lời thoại tự nhiên - ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày).

Lời nói tái hiện trong văn bản văn học bắt chước lời nói tự nhiên nhưng không hoàn toàn đồng nhất với lời nói tự nhiên mà nó được biến cải, tổ chức lại ( theo thể loại văn bản và ý đồ của tác giả).

Vd: thơ phải phục tùng đúng nhịp điệu, vần, hài thanh...; ở chuyện cổ tích - lời thoại thường có vần nhịp điệu để dễ nhớ. 3. Luyện tập

a. Ý kiến phát biểu về câu

- Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.

b. Đoạn trích “ Bắt sấu rừng U Minh Hạ” Hạ”

- Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện ở lời nói tái hiện. Đó là lời của Năm Hên đáp lại lời của dân làng.

- Từ ngữ của nhân vật mang tính địa phương Nam Bộ và ngôn ngữ của người chuyên bắt sấu.

=> Làm phong phú, sinh động ngôn ngữ người kể, giới thiệu cuộc sống con người Nam Bộ qua lời nhân vật.

D. Củng cố và dặn dò

- Nhắc HS học bài cũ và chú ý một số điểm trong bài học.

- Chuẩn bị bài mới cho tiết học sau: Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão

Đắk Lắk, ngày 07, tháng 11, năm 2014

Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh kiến tập

(Duyệt và ký tên)

Đặng Minh Tâm Nguyễn Thị Tường Ni

Một phần của tài liệu nhật kí kiến tập sư phạm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w