Các kết quả hồi quy chéo

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA rủi RO BẰNG các CÔNG cụ tài CHÍNH PHÁI SINH và HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG dài hạn của các DOANH NGHIỆP IPO (Trang 31 - 34)

IV. Kết quả nghiên cứu

4.3 Các kết quả hồi quy chéo

Các kết quả hồi quy chéo được mô tả trong Bảng 7. Kết quả cho thấy rằng mặc dù việc sử dụng các công cụ phái sinh có vẻ không có mối quan hệ về mặt thống kê nào với BHAR 12 tháng sau khi niêm yết, đối với lợi nhuận BHAR ở mức dài hạn, việc sử dụng các công cụ phái sinh có liên quan đến mức độ cao hơn của hiệu quả hoạt động. Các hệ số không chỉ có ý nghĩa thống kê, mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế cao. Ví dụ, các công ty sử dụng công cụ phái sinh, trung bình,họ có một mức độ hoạt động kinh doanh hiệu quả điều theo chỉnh thị trường ở mức 54,33% trong 3 năm sau niêm yết. Đối với BHAR 5 năm, các công ty có sử dụng công cụ phái sinh cũng đạt được một mức lợi nhuận cao hơn 50% so với các công ty không sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

Những kết quả này tiếp tục hỗ trợ cho kết quả mô hình 3 nhân tố của Fama-French và mô hình đơn biến của chúng tôi, như đã trình bày ở trên, các công ty sử dụng phái sinh hoạt động hiệu quả đáng kể so với công ty không sử dụng công cụ phái sinh. Việc giới thiệu các thuật ngữ tương tác DerUsei * FxExpi trong phương trình (8) cho phép chúng tôi kiểm tra tác động của việc sử dụng các công cụ phái sinh lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện có độ nhạy cảm vôi ra đáng kể đối với rủi ro tỷ giá. Các phát hiện của

chúng tôi trong Bảng 7, cho thấy rằng việc sử dụng các công cụ phái sinh nói chung là nâng cao giá trị cho các công ty mà có rủi ro tỷ giá hối đoái vôi ra một cách đáng kể.

Theo dự kiến, chúng tôi cũng chứng minh vai trò quan trọng của quy mô doanh đối với hiệu quả kinh doanh trong dài hạn. Phù hợp với nhiều phát hiện khác nhau trước đây lặp đi lặp lại nội dung là việc kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là một hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ, trong bài nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng quy mô công ty có tương quan dương với hiệu quả hoạt động kinh doanh trong dài hạn. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy hiệu quả kinh doanh trong dài hạn của các công ty IPO trong mẫu của chúng tôi có liên quan đến MTBV cao hơn. Tuy nhiên, hiệu ứng MTBV chỉ tìm thấy cho BHAR 60 tháng sau khi niêm yết, nhưng không phải cho mức lợi nhuận trong khoản thời gian ngắn hơn.

Ngược lại một số nghiên cứu ủng hộ vai trò lợi nhuận ban đầu là một yếu tố quyết định tiềm năng cho hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, đặc biệt là trong các thời kỳ phát hành nóng, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào xác nhận mối quan hệ này. Tuy nhiên, trong kết quả của chúng tôi, phần lớn phù hợp với How (2000) khi xem xét các công ty IPO của Úc làm trong ngành khai thác mỏ trong giai đoạn 1979-1990. Trên các cơ sở giải thích hành vi của Loughan và Ritter(2000) là các mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận ban đầu và hiệu quả trong dài hạn là kết quả của các nhà quản lý tính toán thời gian thị trường để đưa ra quyết định phát hành ra công chúng, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tính toán thời gian thị trường không là điểm đặc trưng của các doanh nghiệp IPO ở Úc làm trong ngành tài nguyên.

Tuy nhiên, nguyên nhân không tồn tại việc tính toán thời gian thị trường, là không rõ ràng dựa trên các bằng chứng hiện có. Sử dụng thời gian để niêm yết như là một biến đại diện cho nhu cầu được thông báo (các vấn đề mà phải mất một thời gian ngắn hơn để niêm yết ngụ ý cho nhu cầu cao hơn), How(2000) thấy rằng các vấn đề được lấp đầy một cách nhanh chóng hơn, nghĩa là, những vấn đề mà có một mức độ nhu cầu được thông báo cao hơn, liên quan với một mức độ thấp hơn trong hiệu quả kinh doanh sau khi niêm yết. Ngược lại với How (2000), chúng tôi không tìm thấy bằng chứng như vậy. Rõ ràng, mức độ nhu cầu được thông báo tại thời gian niêm yết có rất ít, nếu có, chỉ là khả năng dự đoán hiệu quả kinh doanh trong dài hạn. Phát hiện tương tự cũng được trình bày bởi Lee et al. (1996). Một chút ngạc nhiên, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy công ty có hiệu quả hoạt động được đo bởi ROE có liên quan đến giá cổ phiếu trên thị trường của công ty. Cuối cùng, chúng tôi cho thấy bảo lãnh phát hành có liên quan với một mức độ thấp hơn của hiệu quả kinh doanh được đo bằng lợi nhuận ba năm sau khi niêm yết. Với lợi ích của hindsight (việc nhận được thông tin muộn) , việc phát hành ít hơn sẽ đồng hành

với việc trả chi phí “chắc chắn” cho bảo lãnh phát hành nhiều hơn. Tuy nhiên kết quả liên quan đến bảo lãnh phát hành không có ý nghĩa mạnh mẽ và chỉ được tìm thấy trong một vài hồi quy chứ không trong mọi hồi quy.

V. Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi giải quyết câu hỏi nghiên cứu có hay không việc quản lý rủi ro doanh nghiệp thông qua sử dụng công cụ phái sinh có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp áp dụng cho một số mẫu của các công ty IPO. Các công ty IPO là ứng cử viên chính được hưởng lợi từ các hoạt động quản lý rủi ro, do đặc điểm tài chính có nguy cơ cao của kiệt quệ tài chính và lưu chuyển tiền tệ có nhiều biến động, tuy nhiên, đã không có nghiên cứu về vấn đề này quan trọng các nghiên cứu trước đây.

Tuy nhiên, khuynh hướng được hưởng lợi từ quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp tùy thuộc vào những doanh nghiệp có rủi ro dự tính trước. Theo đó, chúng tôi tập trung trên các mẫu của các công ty IPO trong lĩnh vực tài nguyên. Bởi bản chất của hoạt động các công ty tài nguyên là rủi ro cao với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, giá của sản phẩm chính của họ được xác định bởi nhu cầu thế giới và cung cấp các tài nguyên, và thường thu bằng đô la Mỹ. Hơn nữa, để đảm bảo rằng việc phân tích của chúng tôi không bị sai lệch bởi những công ty tài nguyên vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò và, do đó, không có thể có rủi ro đã nói ở trên , chúng tôi chạy một mô hình thị trường để phân loại các công ty với rủi ro còn lại không đáng kể. Căn cứ vào sử dụng công cụ phái sinh của doanh nghiệp và danh mục rủi ro công ty, chúng tôi xây dựng 4 danh mục rủi ro là phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, phòng ngừa rủi ro không hiệu quả, các công ty không phòng ngừa rủi ro và các công ty không có độ rủi ro.

Sử dụng các đo lường chuẩn về hiệu quả các công ty IPO trong dài hạn, chúng ta thấy rằng hiệu suất tương đối IPO rất nhạy cảm với các phương pháp . BHARs cho thấy một mức độ không hiệu quả hoạt động, đặc biệt là khi sử dụng danh mục đầu tư có trọng số đều. Các đo lường CAR không đưa ra việc không hiệu quả của mẫu các công ty tài nguyên IPO cụ thể.

Kết quả mô hình Fama-French 3 yếu tố cho thấy vai trò tăng giá trị công ty của các công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, kết quả cao được tập trung vào nhóm các công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Giá trị vượt trội hơn đối với công ty sử dụng phòng ngừa rủi ro hiệu quả mà sử dụng cả hai phương pháp trọng số đều và trọng số giá trị. Giá trị cũng tăng hơn đối với công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả so với công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả.

Thật thú vị, chúng tôi thấy rằng các công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả thành quả không tốt hơn so với các công ty không phòng ngừa rủi ro. Phát hiện này là đặc biệt hấp dẫn, giá trị thị trường công ty được dựa trên giá trị được đưa ra thông qua có phòng ngừa rủi ro hay không. Về vấn đề này, kết quả của chúng tôi cộng hưởng với Moeller và Mackay (2007) rằng thị trường có phần thưởng cho các công ty tự phòng ngừa khi phòng ngừa rủi ro làm tăng giá trị và trừng phạt các công ty phòng ngừa rủi ro khi phòng ngừa rủi ro phá hủy giá trị.

Phỏng đoán rằng công ty sử dụng phái sinh thường được hưởng một cấp độ cao hơn sau niêm yết được chỉ ra bởi kết quả hồi quy chéo . Phòng ngừa rủi ro hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính phái sinh được tìm thấy có liên quan với mức độ cao hơn đáng kể hiệu quả tổng thể. Chúng tôi cũng tìm thấy vai trò quan trọng của quy mô doanh nghiệp như là một yếu tố quyết định hiệu quả IPO trong dài hạn.

Nhìn chung, những phát hiện của chúng tôi hỗ trợ các tài liệu có lập luận cho vai trò tăng cường giá trị của quản lý rủi ro doanh nghiệp. Quan trọng hơn, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng lợi ích của quản lý rủi ro không chỉ là một chức năng phòng hộ các công ty hay không, mà còn làm thế nào để các công ty phòng ngừa rủi ro tốt và mức độ các lợi ích có thể đạt được thông qua thực hiện phòng ngừa rủi ro. Như một kết quả, tác động của phòng ngừa rủi ro trên hiệu quả công ty không thể được đo bằng nhìn vào phòng ngừa rủi ro cho mỗi gia nhập, nhưng dù sao phòng ngừa rủi ro đã thành công trong việc giảm độ nhạy rủi ro đến một mức độ thống kê không đáng kể.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA rủi RO BẰNG các CÔNG cụ tài CHÍNH PHÁI SINH và HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG dài hạn của các DOANH NGHIỆP IPO (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w