Kết quả mô hình 3 nhân tố của Fama-French

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA rủi RO BẰNG các CÔNG cụ tài CHÍNH PHÁI SINH và HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG dài hạn của các DOANH NGHIỆP IPO (Trang 28 - 31)

IV. Kết quả nghiên cứu

4.2 Kết quả mô hình 3 nhân tố của Fama-French

Trong khi các phát hiện trình bày trong Bảng 5 cung cấp bằng chứng vô cùng mạnh mẽ rằng các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh có hiệu quả kinh doanh cao hơn các doanh nghiệp không sử dụng, sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh có thể là do sự khác

biệt trong quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách.Ví dụ, Brav và Gompers (1997), cho thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là một đặc tính các công ty IPO có tỉ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của họ xác nhận rằng các công ty lớn hơn có xu hướng sử dụng phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp cao hơn. Kết quả là, sự khác biệt trong lợi nhuận được ghi nhận trong Bảng 5 có thể là do hiệu ứng kích thước mẫu hơn là biểu hiện giá trị của việc phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp.

Đối với các mối quan tâm liên quan đến quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, chúng tôi xây dựng các danh mục đầu tư theo tháng như mô tả trong phần phương pháp luận và ước tính các hệ số của một mô hình 3 nhân tố của Fama- French được mô tả trong phương trình từ (4)-(6).Kết quả của những hồi quy này được thể hiện trong Bảng 6.

Phần A của Bảng 6 cho thấy các kết quả mô hình Fama-Frech, nơi mà danh mục đầu tư được xây dựng dựa vào việc các công ty sử dụng các công cụ phái sinh độ nhạy cảm tỷ giá hối đoái vôi ra được đo bởi phương trình (1). Lợi nhuận của doanh mục đầu tư theo tháng được tính bằng cách sử dụng trọng số đều. Hệ số alpha là một tiêu chuẩn đo lường rủi ro được điều chỉnh của sự khác biệt trong lợi nhuận giữa hai loại doanh nghiệp khác nhau liên quan trong hồi quy.

Như có thể nhìn thấy từ phần A, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa lợi nhuận dài hạn của những công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả và những công ty không phòng ngừa rủi ro. Kết quả này là khá thú vị là hiệu quả kinh doanh của các công ty IPO liên quan đến kích thước của lợi nhuận có được từ rủi ro. Đặc biệt, các công ty phòng ngừa rủi ro không thành công trong việc loại trừ và giảm bớt rủi ro đến một mức độ đủ thấp, các công ty này không có hiệu quả kinh doanh tốt hơn các công ty chọn lựa không phòng ngừa rủi ro ngay từ ban đầu. Trong cả hai trường hợp, lợi nhuận chứng khoán vẫn còn nhạy cảm với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, khi việc phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp góp phần vào sự thành công trong việc giảm bớt biến động, có bằng chứng rõ ràng rằng các công ty có phòng ngừa rủi ro hoạt động vô cùng hiệu quả trong sự so sánh với các công ty không phòng ngừa rủi ro.

Được thể hiện bằng hệ số alpha, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, một danh mục đầu tư của các công ty có phòng ngừa rủi ro có hiệu quả kinh doanh nhanh hơn so với danh mục đầu tư không được phòng ngừa rủi ro ở mức 1,87% mỗi tháng.Có quan điểm đầu tư cho rằng, các nhà đầu tư trung bình có thể thu được lợi nhuận bất thường từ rủi ro được điều chỉnh là 1,87% mỗi tháng bằng cách đầu tư dài hạn vào một danh mục đầu tư của các công ty IPO thuộc nhóm phòng ngừa rủi ro hiệu quả và đầu tư ngắn hạn vào danh mục đầu tư các công ty không có phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh.

Quan trọng hơn, chúng ta thấy rằng không phải chỉ các công ty nhóm 1 hoạt động hiệu quả hơn các công ty nhóm 3, mà còn có hiệu quả kinh doanh vượt các công ty nhóm 2 với mức 2,06% hàng tháng. Các hệ số rủi ro thị trường, SMB, và các biến HML tiếp tục cho thấy mức độ hiệu quả vượt bật của các công ty nhóm 1 có tương quan âm đối với rủi ro thị

trường và quy mô doanh nghiệp. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng khi đánh giá giá trị của việc phòng ngừa rủi, điều quan trọng là nhìn vào thực tiễn phòng ngừa rủi ro của công ty và xem xét các chiến lược phòng ngừa rủi ro đó hiệu quả như thế nào. Kết quả trong Phần A cũng hỗ trợ cho giả thuyết của chúng tôi rằng, thông thường phòng ngừa rủi ro thì mang lại lợi ích cho các công ty IPO, bởi vì các công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả hoạt động hiệu quả hơn hẳn so với các công ty không phòng ngừa rủi ro.

Phần B trình bày kết quả khi lợi nhuận của các danh mục đầu tư được tính bằng cách sử dụng các trọng số vốn hóa thị trường. Các kết quả của danh mục đầu tư trọng số giá trị là phù hợp phần lớn với kết quả báo cáo trong Phần A bằng cách sử dụng trọng số đều. Đặc biệt, có bằng chứng mạnh mẽ rằng các công ty nhóm 1 có hiệu quả tốt hơn cả công ty nhóm 3 và nhóm 2. Ý nghĩa kinh tế của các sự khác biệt này được hoàn thiện hơn so với phần A. Nhìn chung, các công ty nhóm 1 hoạt động hiệu quả hơn nhóm 3 với mức độ rủi ro được điều chỉnh là 2,26% mỗi tháng. Tương tự như vậy, các công ty nhóm 1 hoạt động hiệu quả hơn các công ty nhóm 2 ở mức 5,92% mỗi tháng. Phù hợp với các kết quả trong Phần A, chúng tôi lại không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào hiệu quả kinh doanh trong dài hạn của các công ty nhóm 2 và nhóm 3.

Một phần của tài liệu PHÒNG NGỪA rủi RO BẰNG các CÔNG cụ tài CHÍNH PHÁI SINH và HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG dài hạn của các DOANH NGHIỆP IPO (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w