2.3.3.1. Giới thiệu chung:
- Cầu Thăng Long là một trong những cây cầu thép lớn và hiện đại nhất ở nớc ta hiện nay, cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nằm trên tuyến đờng Nam Thăng Long -Nội Bài. Cầu đợc hoàn thành năm 1982.
- Cầu Thăng Long đợc xây dựng từ nguồn vốn đầu t của Liên Xô.
- Cầu gồm hai cầu dẫn ở hai đầu và nhịp chính. Các nhịp dẫn là các nhịp dầm giản đơn bằng bê tông cốt thép DƯL, dài 33m, nhịp chính là kết cấu dàn thép liên tục, nhịp chính dài 112 m, liên kết bằng bu lông cờng độ cao. Chiều dài toàn cầu là 1680m. Cầu bao gồm cả phần cho ô tô và cho tàu hoả.
- Cầu Thăng Long là cây cầu hai tầng thuộc loại lớn nhất của khu vực Đông Nam á. Tầng trên là cầu dành cho 4 làn đờng ôtô. Tầng dới có 2 làn đờng sắt và 2 làn xe thô sơ. Chiều cao thông thuyền 30m.
- Cầu nằm trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài.
2.3.3.2. Cấu tạo:
Là loại cầu có mặt cắt 2 tầng , tầng trên dành cho ôtô gồm 6 làn xe , tầng dới dành cho tầu hoả gồm 2 làn và 2 làn dành cho xe vận tải nhẹ.
Cầu gồm 2 phần : Phần cầu chính và phần cầu dẫn
a. Cầu dẫn của tầng dới:
Là cầu bê tông cốt thép , dầm chủ là 4 dầm chữ T có kết cấu dầm giản đơn , một gối cố định , một gối di động ( bằng thép ) .
Hình 28. Cầu dẫn tầng dới
b. Cầu dẫn của tầng trên:
Cầu dẫn cho cầu ôtô có nhịp đợc tạo thành bởi 8 dầm chữ T, bằng BTCT DƯL, giản đơn.
Các dầm này đợc liên kết với nhau bằng hệ thống các dầm ngang, nhằm đảm bảo cho tải trọng phân bố đều cho các dầm khi có tải trọng tác dụng cục bộ. Chiều cao dầm là 2 m.
Cầu dẫn tầng trên là cầu bê tông cốt thép có kết cấu liên tục nhiệt .
Kết cấu liên tục nhiệt là kết cấu tạo ra bằng cách nối kết cấu nhịp dầm , hoặc bản giản đơn với nhau ở mức bản mặt cầu sao cho dới tác dụng ngang và nhiệt độ cầu làm việc nh hệ dầm liên tục , còn đối với tác dụng của tải trọng thẳng đứng , thì vẫn làm việc nh dầm giản đơn , chỗ nối kết cấu nhịp gọi là liên kết chốt . Phần bản để nối kết cấu nhịp đợc gọi là bản nối.
Hình 29. Cầu dẫn tầng trên
c. Cầu chính:
Là dàn thép gồm 5 liên , mỗi liên 3 nhịp liên tục , kích thớc : 5x3x112 m . Phần trên là dàn tĩnh định , phần dới là dàn siêu tĩnh .
Hình 30. Kết cấu cấu chính
Bản mặt cầu là bản trực hớng để tăng độ cứng (ngoài việc cùng tham gia chịu lực với dầm chủ , loại mặt cầu thép bản trực hớng làm cả nhiệm vụ của hệ liên kết dọc trên , vì vậy rất tiết kiệm thép cho kết cấu nhịp , trọng lợng bản thân khoảng 230 - 250 kg/m2)
Hình 31. Bản trực hớng
d. Khe co giãn :
Khe co dãn ở cầu Thăng Long thuộc loại khe co giãn bản thép trợt. Khe gồm một tấm thép dày 10-20mm phủ trên khe hở giữa hai đầu dầm, một đầu tấm thép đợc hàn vào một thép góc và đầu kia trợt tự do trên mặt thép góc đối diện. Các thép góc đợc neo vào dầm nhờ các thép neo. Loại khe này cho các chuyển vị lớn đến 4-5cm, tuy nhiên, loại này có nhợc điểm chính là mặt cầu xe chạy không bằng phẳng, xóc và gây tiếng ồn khi xe qua lại trên cầu.
e. Hệ thống thoát nớc:
Bố trí hệ thống thoát nớc bằng các ống thoát nớc đờng kính 15cm , khoảng cánh giữa các ống là 10 m.
f. Mố, trụ:
Trụ cầu chính có móng là loại móng giếng chìm đờng kính là 18 m có khoan 9 lỗ nhỏ d=2,5 m để giảm lợng bêtông. Trụ sâu 40-60 m.
Trụ cầu dẫn có móng là loại móng cọc khoan nhồi. Trụ của cầu dẫn ôtô thuộc loại thân cột, của cầu dẫn đờng sắt thuộc loại thân đặc.
g. Gối cầu:
Gối cầu làm bằng thép. Có hai loại: Gối cố định chỉ có tác dụng xoay.
Gối di động: di động bằng các con lăn, gối giữ một đầu dầm, một đầu ghép trợt
h. Lan can :
Lan can trên phần cầu dành cho ngời đi bộ và đờng sắt làm bằng vật liệu thép.