Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu lập và phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam,chi nhánh bạc liêu (Trang 53)

I- Đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng.

2010 2011 2012 30/6/2013 Nợ xấu (tỷ đồng) 0,00 2,21 3,43 1,

4.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là khoản mục không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Sử dụng chi phí hợp lý cũng như việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là việc rất quan trọng đối với các nhà quản lý. Do đó việc phân tích chi phí không ngoài mục đích nào khác hơn là giúp cho việc kinh doanh ngày càng tốt hơn và có hiệu quả hơn.

Bảng 4.15: Chi phí hoạt động của các năm 2010- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chi phí 2010 2011 2012 30/6/ 2013

Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Hoạt động huy động vốn 4.727,25 13,90 30.195,12 47,32 47.615,83 64,45 27.649,38 70,07 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 319,56 0,94 609,89 0,96 860,51 1,16 371,48 0,94 Nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 113,29 0,33 204,97 0,32 139,15 0,19 2,50 0,01 Chi phí cho nhân viên 38,05 0,11 3.398,36 5,33 8.838,42 11,96 3.961,74 10,04 Hoạt động quản lý và công cụ 1.020,59 3,00 1.574,61 2,47 2.435,83 3,30 1.080,13 2,74 Chi về tài sản 196,50 0,58 530,99 0,83 1.288,98 1,74 530,55 1,34 Dự phòng, bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi 8,35 0,12 2.501,69 3,91 2.085,15 2,82 421,44 1,07 Chi về các hoạt động khác 27.571,78 81,02 24.786,32 38,85 10.611,44 14,38 5.442,81 13,79 Tổng 33.995,38 100 63.801,95 100 73.875,31 100 39.460,04 100 (Nguồn: bảng cân đối tài khoản của Eximbank Bạc Liêu 2010-6/2013)

Nhìn vào bảng 4.15 ta có thể thấy được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí của Eximbank Bạc Liêu như sau:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là khoản chi cho huy động vốn, tỷ trọng khoản chi phí này tăng theo thời gian. Năm 2010 chi cho huy động vốn là 13,90%. Năm 2011 là 47,33% tăng 33,43% so với năm 2010, đây là giai đoạn tăng nhanh nhất từ năm 2010 đến tháng 6/2013. Năm 2012 chi cho huy động vốn đạt được 64,44% trong tổng chi phí, tăng 17,11% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 chi cho huy động vốn đạt 70,07%. Điều này

chứng tỏ ngân hàng đã và đang tập trung chi phí để đầu tư cho hoạt động sinh lợi nhuận chính của mình.

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí của ngân hàng là chi về các hoạt động khác, tỷ trọng khoản chi phí này giảm đều theo thời gian.Năm 2010 chi về các hoạt động khác chiếm 80,02% trong tổng chi phí. Khi sang năm 2011 tỷ trọng khoản chi này có sự biến động rất lớn, nó chỉ chiếm 38,85% , giảm 42,17% so với năm 2010. Năm 2012 chi về các hoạt động khác chiếm 14,38%, giảm 24,47% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 tỷ trọng khoản chi này chiếm 13,79%. Do chi về các hoạt động khác của Eximbank Bạc Liêu chủ yếu là chi cho kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, đã quý, mà kinh doanh về lĩnh vực này không tạo ra lợi nhuận nhiều như hoạt động cho vay và huy động vốn nên tỷ trọng của khoản mục này giảm và tỷ trọng cũng không cao hơn khoản chi cho huy động vốn.

Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng chi phí của ngân hàng là chi phí cho nhân viên. Tỷ trọng của khoản mục này có xu hướng tăng lên theo thời gian: năm 2010 chi phí cho nhân viên chỉ chiếm 0,11% , năm 2011 là 5,33% tăng 5,22% so với năm 2010. Năm 2012 khoản chi này tăng thêm 6,63% so với năm 2011 và đạt mức 11,96% trong tổng chi phí. Đến tháng 6/2013 phí cho nhân viên chiếm 10,04% trong tổng chi phí của Eximbank Bạc Liêu trong 6 tháng đầu năm 2013. Điều này có thể nói lên rằng Eximbank Bạc Liêu cũng chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực của mình nhằm tạo nên đội ngũ nhân viên làm việc ngày càng có hiệu quả.

Kế đến là chi dự phòng bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi. Đây là khoản chi cũng cần phải quan tâm theo dõi chặt chẽ. Năm 2010 chi dự phòng chiếm 0,12%. Năm 2011 tỷ trọng của chi dự phòng là 3,91%, tăng 3,79% so với năm 2010. Năm 2012 khoản chi dự phòng chỉ chiếm 2,82% trong tổng chi phí, giảm 1,09% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 khoản chi dự phòng chỉ chiếm 1,07% chi phí của Eximbank Bạc Liêu. Nhìn chung thì khoản chi này có sự giảm nhẹ, việc này có thể cho rằng ngân hàng làm việc có hiệu quả trong việc sử dụng chi phí.

Các khoản chi phí còn lại: chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi về tài sản chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí nhưng nhìn chung chúng đều có xu hướng tăng theo thời gian tùy thuộc vào nhu cầu của ngân hàng. Tuy nhiên chi về nộp thuế và các khoản phí, lệ phí lại có tỷ trọng giảm dần.

Bảng 4.16: Sự chênh lệch chi phí từ năm 2010 đến 6/2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chi phí Chênh lệch năm

2011 và năm 2010 2012 và năm 2011 Chênh lệch năm Chênh lệch 6/ 2013 và năm 2012 Hoạt động huy

động vốn 25.467,87 17.420,71 (19.966,45) Dịch vụ thanh

toán và ngân quỹ 290,33 250,61 (489,02) Nộp thuế và các

khoản phí, lệ phí 91,68 (65,81) (136,65) Chi phí cho nhân

viên 3.360,31 5.440,06 (4.876,69) Hoạt động quản

lý và công cụ 554,02 861,21 (1.355,69) Chi về tài sản 334,48 757,99 (758,43) Dự phòng, bảo

toàn, bảo hiểm

tiền gửi 2.493,34 33,46 (1.663,72) Chi về các hoạt

động khác (2.785,46) (14.174,88) (5.168,63) Tổng 29.806,57 10.073,36 (34.415,27)

(Nguồn: dựa trên số liệu bảng 4.15)

Từ bảng số liệu 4.16 trên ta có thể thấy rõ chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo các năm. Để hiểu rõ hơn về sự biến động của chi phí thì cần phải đi sâu vào các khoản mục chi phí.

Có thể thấy sự biến động của các khoản mục chi phí chính sau:

Chi phí huy động vốn không ngừng tăng theo thời gian: năm 2011, chi phí cho huy động vốn tăng 25.467,87 triệu đồng so với năm 2011, năm 2012 khoản chi này lại tăng thêm 17.420,71 triệu đồng. Đến tháng 6/2013 chi cho huy động vốn là 27.649,38 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương để có được khoản thu lớn nhất của mình.

Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cũng tăng, cụ thể là năm 2010 khoản chi này đạt 319,56 triệu đồng, năm 2011 tăng 290,33 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 250,61 triệu đồng so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 chi cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ là 2371,48 triệu đồng.

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí giảm đều theo thời gian và có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2011 tăng 91,68 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 giảm 65,81 triệu đồng so với năm 2011 .Đến tháng 6/2013 chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí là 2,5 triệu đồng.

Chi phí cho nhân viên tăng theo thời gian, cụ thể là năm 2011 khoản chi này là 3.398,36 triệu đồng tăng thêm 3.360,31 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 khoản chi này là 8.838,42 triệu đồng tăng thêm 5.440,06 triệu đồng so với năm 2011.

Chi về hoạt động quản lý và công cụ cũng tăng theo thời gian: năm 2011 khoản chi này tăng thêm 554,02 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 khoản chi này tăng thêm 861,21 triệu đồng so với năm 2011.

Chi về tài sản tăng theo thời gian: năm 2011 khoản chi này tăng thêm 334,48 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 khoản chi này tăng thêm 757,99 triệu đồng so với năm 2011.

Khoản chi dự phòng tăng 2.493,34 triệu đồng khá nhanh ở năm 2011 so với năm 2010, tuy nhiên chi dự phòng tăng 33,46 triệu đồng ở năm 2012, tính đến tháng 6/3013 chi dự phòng còn 421,44 triệu đồng.

Chi phí về các hoạt động khác giảm đều theo thời gian năm 2011 khoản chi này giảm 2.785,46 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 khoản chi này giảm 14.174.88 triệu đồng so với năm 2011.

Một phần của tài liệu lập và phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam,chi nhánh bạc liêu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)