KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco ở bệnh nhân đục thuỷ tinh thể già tại BV Mắt TP HCM pdf (Trang 42 - 43)

TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM

Lê Minh Thơng*, Trần Thị Phương Thu*, Ngơ Thị Thúy Phượng *

TĨM TẮT

Mục đích: Đánh giá tỉ lệ TKX và tổn hại thị lực ở trẻ lứa tuổi đi học ở quận Tân Bình, TP HCM.

Thiết kế: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang.

Phương pháp: Chọn ngẩu nhiên cụm theo trường để xác định trẻ từ 5- 15 tuổi. Trẻ ở 6 cụm được chọn khám từ 16 trường ở quận Tân Bình, TP HCM,Việt Nam.Đo thị lực, soi bĩng đồng tử cĩ liệt điều tiết, đo khúc xạ tự động cĩ liệt điều tiết, đ1nh giá bán phần trước và vận nhản đựơc thực hiện từ tháng 08 năm 2002 đến tháng 06 năm 2003.

Kết quả: Với 3617 học sinh đầu cấp I, II, III từ 16 trường được lên danh sách và 3427 học sinh được khám(94,34%). Tỉ lệ chung của tật khúc xạ là 24,8%, cận thị (≤ -0.5D) là 19,43%, viễn thị (≥ + 2.0D)là 5,36%; tỉ lệ cận thị ở nam là 16,93%, nữ là 21, 88%.

Kết luận: Tần xuất cận thị ở lứa tuổi đi học ơ’ quận Tân Bình rất cao. Phần lớn cĩ thể chỉnh kính cho thị lựctốt. Cần cĩ những nghiên cứu thêm để xác định tỉ lệ cận thị trên tồn nước.

SUMMARY

REFRACTIVE ERROR STUDY IN SCHOOL-AGE CHILDREN : RESULTS FROM TÂN BÌNH DISTRICT, HCMC,VIỆT NAM

Le Minh Thong, Tran Thi Phuong Thu, Ngo Thi Thuy Phuong * Y Học TP. Ho Chi Minh* Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 174 – 181

Purpose: To assess the prevalence of refractive error and vision impairment in school-age children in the Tân Bình district, Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Design: A longitudinal cohort study.

Methods: Random selection of school based clusters was used to identify a sample of children 5 to 15 years of age. School children in the 6 selected clusters were enumerated through 16 schools of Tân Bình district, Hồ Chí Minh city, Việt Nam for examination. Visual acuity mesurements, cycloplegic retinoscopy, cycloplegic autorefraction, ocular motility evaluation anterior segment were done from August 2002 through June 2003.

Results: A total of 3617 school children class 1, 6, 10 from 16 schools were enumerated and 3427 school children (94,34%) were examined. The mean of prevalence of refractive error was 24,8%, myopia (≤- 0,5D) was 19,43%, hyperopia (≥+2.0D) was 5,36% ; myopia incidence for male was 16,93%, for female was 21,88%.

Conclusions: The prevalence of refractive error is very high in school-age in Tân Bình. Most of it was correctable refractive error. Further studies are needed to determine whether the prevalence of myopia in country.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tật khúc xạ trong học sinh đã từ lâu là mối quan tâm của ngành nhãn khoa nĩi riêng, ngành giáo dục và phụ huynh nĩi chung. Tỉ lệ tật khúc xạ tăng lên như ở Hà Nội năm 1998 tăng gấp 8,69 lần ở cấp I, tăng gấp 4,07 lần ở cấp II và 2,9 lần ở cấp III so với năm 1994 (13).

Riêng ở TP HCM năm 1994, tỉ lệ tật khúc xạ cấp II là 9,75%, cấp III là 18,64% nhưng đến năm 1998 cấp II tăng lên gấp 3,5 lần (34,53%) và cấp III tăng gần gấp 2 lần (26,87%) (6)

- Một số nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu nguyên nhân gây cận thị tuổi thơ để ngăn chặn ngay từ đầu vì việc gia tăng nhanh chĩng tần suất cận thị học đường.

Do đĩ cần thiết nghiên cứu tần suất cận thị của cộng đồng và các phương pháp đo khúc xạ cho kết quả chính xác.

Vì vậy chúng tơi nghiên cứu dịch tễ học tần suất cận thị một số trường học phổ thơng tại quận Tân Bình và vài yếu tố liên quan để tìm ra ảnh hưởng của mơi trường, sinh hoạt với tật cận thị. Qua đĩ tìm giải pháp tác động để giảm tần suất cận thị, biến chứng do cận thị gây ra, tạo điều kiện tốt cho học tập.

Hiện nay Sở y tế cĩ chương trình điều tra tật khúc xạ học đường của TPHCM để cĩ số liệu phục vụ cho cơng tác chăm sĩc mắt, theo dõi và can thiệp lâm sàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco ở bệnh nhân đục thuỷ tinh thể già tại BV Mắt TP HCM pdf (Trang 42 - 43)