Các loại vật liệu làm mẫu và hộp lõi:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ ĐÚC KHUÔN CÁT (Trang 26)

4. LÀM BỘ MẪU VÀ HỘP LÕI:

4.3.4.Các loại vật liệu làm mẫu và hộp lõi:

Vật liệu thường dùng: Gỗ, kim loại, thạch cao, ximăng, chất dẻo. Chủ yếu là gỗ, kim loại.

Gỗ: ưu điểm của gỗ là rẻ, nhẹ, dễ gia công, nhưng có nhược điểm là độ bền, cứng kém; dễ trương, nứt, công vênh nên gỗ chỉ dùng trong sản xuất đơn chiếc, loại nhỏ, trung bình và làm mẫu lớn. Dựa vào tính chất của gỗ ta chia thành 3 loại:

- Loại 1: gỗ lim, gụ, sến: bền, cứng, mịn, chặt thuần nhất, ít bị thấm nước, khi cắt gọt bề mặt nhẵn bóng, nhưng khó gia công bằng cắt gọt, đắt tiền nên dùng trong sản xuất hàng loạt, những mẫu quan trọng, những phần riêng của mẫu chịu mài mòn nhiều (gối, phần tháo rời ...).

Page 27

Hình 4.2 - Gỗ lim

Ngày nay đã hạn chế sử dụng các loại gỗ này để làm bộ mẫu và hộp lõi

- Loại 2: gỗ mỡ, dẻ... có độ bền, cứng trung bình, chịu độ ẩm, dể nhẵn bóng có thể làm việc được 25 100 lần. Dùng trong sản xuất nhỏ, đơn chiếc, những mẫu phức tạp, cần kích thước tương đối chính xác.

- Loại 3: gỗ thông, bồ đề... là gỗ tạp, rẻ tiền, độ cứng, bền thấp, gỗ có nhiều lớp nên dễ vỡ, sần sùi ở mặt nhưng ít công vênh và ít thấm nước. Dùng trong sản xuất đơn chiếc và những mẫu không cần độ nhẵn bóng và chính xác.

Page 28

Kim loại: có độ bền, cứng, độ nhẵn bóng, độ chính xác bề mặt cao, không bị

thấm nước, ít bị cong vênh, thời gian sử dụng lâu hơn, nhưng kim loại đắt khó gia công nên chỉ sử dụng trong sản xuất hàng khối và hàng loạt. Thường dùng:

Hợp kim nhôm: hợp kim nhôm silic và hợp kim nhôm đồng gồm Al12, Al24,Al26, Al28... Loại này nhẹ, dễ gia công cơ khí, độ bóng, chính xác cao, tính chống ăn mòn hóa học cao, dùng được nhiều lần nên được sử dụng nhiều nhất.

Gang xám: thường dùng Gx12-28; Gx15-32; Gx18-36; …có độ bền cao hơn hợp kim nhôm,giá thành hạ.Dùng được tới 10.000 – 15.000 lần, nhưng nặng, khó gia công cơ khí, dễ bị oxy hóa..

Đồng thau và đồng thanh:bền, dễ gia công, bề mặt nhẵn bóng, chính xác, không bị ôxy hoá, dùng tới 15.000 lần. Nhưng nặng, độ co lớn.

Thạch cao: Bền hơn gỗ (làm được 1000 lần) nhẹ, dễ chế tạo, dễ cắt gọt.

Nhưng giòn, dễ vỡ, dễ thấm nước. Nên làm những mẫu nhỏ khi làm bằng tay, tiện lợi khi làm mẫu ghép và dùng trong đúc đồ mỹ nghệ (vì dễ sửa).

Xim ng: Bền, cứng hơn thạch cao, chịu va chạm tốt, rẻ, dễ chế tạo, nhưng

nặng tuy không hút nước, khó gọt, sửa nên chỉ dùng làm những mẫu, lõi phức tạp, mẫu lớn, mẫu làm khuôn bằng máy.

Chỉ tiêu Gỗ Nhôm Th p Nhựa Gang

Khả năng cắt gọt E G F G G Chịu mòn P G E F E Độ bền F G E G G Trọng lượng E G P G P Khả năng gọt sữa E P G F G Corrosion E E P E p Độ giãn nỡ P E E E E E:rất tốt; G:Tốt,F:Bình thường; P:Tệ Hình 4.4 - Bảng đặc tính của một số vật liệu

Page 29

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ ĐÚC KHUÔN CÁT (Trang 26)