Nam trong năm 2011.
* Bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Năm 2011,tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được nền kinh tế vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy
có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%.
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn.Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.
Ngày 1/6/2011, NHNN đã chính thức điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng, với mức cao nhất là 7% trên tổng số dư tiền g ửi nhằm 2 mục đích là:
a) Đảm bảo khả năng thanh toán
Vì lạm phát cao nên người dân sẽ có xu hướng đầu tư vào các công cụ tài chính khác có khả năng sinh lời cao hơn trên thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ) thay vì gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng vì vậy khả năng ngân hàng mất khả năng thanh toán trong giai đoạn này là khá cao. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp.Cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩmô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Nên tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là rất cần thiết để điều tiết thị trương.
Theo đó, tỷ lệ DTBB đối cới tiền gửi dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho tất cả các ngân hàng là từ % đến 6% và đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là từ 3-4%. Những động thái này sẽ là giảm sức hút với đông ngoại tệ so với đồng nội tệ do lãi suất tiết kiệm bằng ngoại tệ sẽ bị giảm xuống.
Ngày 9/4/2011: NHNN tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ, NHNN ban hành quyết định số 750/QĐNHNN điều chỉnh tỷ lệ DTBB bằng ngọa tệ đối với các tổ chức tín dụng tăng thêm 2 điềm phần trăm.
Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đặc biệt là với ngoại tệ sẽ làm giảm khả năng cho vay của các NHTM bằng ngoại tệ từ đó đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng
Tỷ lệ DTBB tăng lên 7% nhằm kiểm soát tính thanh khoản hay lượng tiền cho vay của các NHTM dẫn tới toàn bộ lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế giảm ảnh hưởng của lạm phát qua công cụ này
Kiểm soát sự tăng trưởng tiền tệ
Đầu quý 2 năm 2011, NHNN đã điều chỉnh tăng đồng loạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTM (như đã phân tích ở phần trên) làm giảm bớt tình trạng đô la hóa.
Đến 2/2/2012, NHNN bắt đầu cho giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với đồng nội tệ đối với 1 số TCTD (bằng 1/5 so với tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thong thường) nhằm tăng sự hấp dẫn của tiền đồng và báo hiệu của chính sách tiền tệ nới lỏng sau khi lạm phát đã được kiểm soát.
c. Bình ổn lãi suất thị tường liên ngân hàng
Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của Việt Nam là phương pháp mà kỳ duy trì và kỳ xác định nối tiếp nhau, và độ dài của kỳ duy trì và kỳ xác định là 1 tháng. Đối với các TCTD, phải chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ họ đã biết được số tiền cần phải dự trữ vào cuối kỳ. Như vậy nguồn cung vốn trên thị trường LNH trở nên dồi dào hơn dẫn đến lãi suất trên thị trường này giảm, thay vì phương pháp quản lý DTBB như trước kia là phải đảm bảo đủ mức DTBB trên tài khoản vào cuối mỗi ngày gây ra khan hiếm vốn, thiếu hụt vốn tạm thời của các ngân hàng làm cho lãi suất qua đêm luôn ở mức cao.
Câu 26: Nguyên nhân NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu năm 2011?
Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2011
Do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới: tỷ lệ thất nghiệp cao của Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, xu hướng tăng giá lương thực đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Năm 2011 Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,89 % giảm so với năm 2010 là 6,78%
Lạm phát tăng đột biến năm CPI năm 2011tăng 18,13% so với năm 2010 là 11,75 %
Thâm hụt ngân sách lớn
Các dự án đầu tư công dàn trải
Lĩnh vực ngân hàng diễn biến phức tạp: các ngân hàng bước vào cuộc chạy đua lãi suất. Mặc dù NHNN đã ra chỉ tị 02/NHNN áp trần lãi suất huy động là 14% nhưng các ngân hàng vẫn huy động ở các mức lãi suất từ 18-19%, một số ngân hàng nhỏ huy động với lãi suất trên 20%. Thứ hai tăng trưởng tín dụng năm 2011 thấp chỉ từ 12-13% thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 15-16%.
Mục tiêu hàng đầu năm 2011 là kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm soát chặt chẽ tiền tệ.
Điều hành lãi suất TCV, TCK của NHNN năm 2011
Trong năm 2011 dưới áp lực của lạm pháp tăng cao NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định giá cả. Trong đó NHNN đã 4 lần điều chỉnh lãi suất TCV và 2 lần điều chỉnh lãi suất TCK. Cụ thể
Lãi suất TCV Lãi suất TCK 17/2/2011( QĐ 271/NHNN) 9 11%
8/3/2011 ( QĐ 379/ NHNN) 11 12% 7 12%
1/4/2011 (QĐ 692/ NHNN ) 12 13%
1/5/2011 ( QĐ 929/NHNN) 13 14% 12 13%
10/10/2011 ( QĐ 2210/ NHNN ) 14 15%
Giảm tình trạng luồng tiền chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng như đã xảy ra năm 2010. Năm 2010 lãi suất trái phiếu chính phủ từ 10-11% trong khi đó lãi suất TCK mà NHNN áp dụng chỉ 6-7% thấp hơn lãi suất TPCP. Như vậy sau khi mua TPCP các NHTM mang TP đến chiết khấu tại NHNN ngoài nhận được lượng tiền mặt như cũ các NHTM còn nhận được 4% lợi nhuận. Nhưng như vậy đồng vốn cứ quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, không bơn ra được nền kinh tế. Do vậy việc tăng lãi suất TCK giúp đồng vốn được lưu thông ra khỏi hệ thống ngân hàng, đi ra nền kinh tế.Động thái này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc cắt giảm đầu tư công, và về lâu dài, sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội và giảm lạm phát.
Hạn chế nguồn vốn giá rẻ, tạo cơ chế cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng lớn có lượng lớn TPCP mang chiết khấu tại NHNN một lượng vốn khổng lồ được bơm ra nhưng thay vì cấp tín dụng họ lại cho vay trên thị trường liên ngân hàng, mua TPCP. So với các ngân hàng lớn các ngân hàng nhỏ có ít TPCP rõ ràng họ bất lợi hơn. Tuy nhiên việc tăng lãi suất TCK từ 7 12% cao hơn lãi suất TPCP làm đóng lại nguồn vốn giá rẻ. Từ đó tạo ra sự công bằng trong việc cạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa các ngân hàng.
Tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Tạo sự đồng bộ trong việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát. Mục tiêu hàng đầu của nước ta là giảm lạm phát do đó NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc điều chỉnh 5 lần lái suất TCV, 2 lần lãi suất TCK nhằm hạn chế việc các ngân hàng đem GTCG đến chiết khấu tại NHNN do đó giảm lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế góp phần giảm lạm phát.
Câu 25: Phân tích quan điểm công cụ chính sách tái cấp vốn linh hoạt hơn công cụ dự trữ bắt buộc ?
Khái niệm: là hình thức cấp tín dụng có đmả bảo của NHTW nhằm cung ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại. Các hình thức: Chiết khấu GTCG, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG, các hình thức TCV khác.
Chiết khấu GTCG: là việc NHTW mua hoặc mua lại các GTCG còn thời hạn thanh toán thuộc quyền sở hữu của các ngân hàng ( các GTCG này đã được các ngân hàng mua trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp )
Cho vay có đmả bảo bằng cầm cố GTCG: là hình thức cho vay của NHNN đối với các TCTD trên cơ sở cầm cố GTCG thuộc quyền sở hữu của TCTD để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Dự trữ bắt buộc
Khái niệm: là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại NHTW
Đối tượng phải tiến hành dự trữ: tất cả các TCTD có hoạt động nhận tiền gửi Cách xác định:
Mức dự trữ = tỷ lệ DTBB * số dư bình quân tài khoản phải dự trữ kỳ xác định Mức dự trữ ≥ số dư bình quân ngày của kỳ duy trì
Chính sách tái cấp vốn linh hoạt hơn công cụ DTBB
Chính sách tái cấp vốn tác động đến vốn khả dụng đến từng ngân hàng trong khi DTBB tác động đến toàn hệ thống ngân hàng.
Khi sử dụng chính sách TCV, NHNN đã xác định trước hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng, quy định các điều kiện về TCTD, các GTCG được phép tham gia chiết khấu. Do đó các ngân hàng đáp ứng đủ các điều kiện mà NHNN đưa ra có thể đến NHNN để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Vì vậy nó tác động đến vốn khả dụng của từng ngân hàng
DTBB: NHNN quy định một tỷ lệ DTBB trong từng thời kỳ và bắt buộc các TCTC phải tuân theo. Hiện tại NHNN quy định từng loại TG và từng loại kỳ hạn phải DTBB.
Chính sách TCV mang tính thị trường hơn trong khi DTBB mang tính hành chính.
TCV dựa trên nhu cầu về vốn của các TCTD, các TCTD có quyền tham gia hoặc không tham gia nghiệp vụ CK với NHNN khi đáp ứng đủ các điều kiện.
DTBB là quy định mà NHNN đưa ra đối với tất cả các TCTD có hoạt động nhận tiền gửi. Nếu TCTD không đáp ứng đủ lượng dự trữ theo yêu cầu xẽ bị xử lý. Thông qua chính sách TCV NHTW có thể tác động và ảnh hưởng một cách thường xuyên tới lãi suất trên thị trường này theo ý muốn.
DTBB tác động lớn tới mức cung tiền trong nền kinh tế. Chỉ với một sự thay đổi nhỏ về dự trữ bắt buộc có thể tác động rất lớn đến dự trữ các ngân hàng từ đó làm thay đổi mức cung ứng tiền.
Việc tăng tỷ lệ DTBB gây khó khăn lớn về vốn, đồng thời tăng chi phí đầu vào đối với các NHTM.
TCV là cách có hiệu quả đặc biệt để cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng khi gặp khó khăn nặng nề về thanh khoản, đặc biệt trong thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng ngân hàng. Sử dụng công cụ tái cấp vốn để tránh sự sụp đổ tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng là yếu tố cực kỳ quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công.
Chính sách tái cấp vốn có hiệu ứng thông báo mạnh mẽ thông qua việc thay đổi lãi suất tái cấp vốn, NHTW cho biết ý định của mình trong việc diều hành chính sách tiền tệ.
Câu 23+24 : các phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc, đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp. Liên hệ Việt Nam ?
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DỰ TRỮ BẮT BUỘC. Trình bày về:
+ khái niệm dự trữ bắt buộc.
+ đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc và các loại tài khoản phải tính dự trữ bắt buộc.
+ căn cứ để xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ công thức, cách xác định mức dự trữ bắt buộc.
Các phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của NHTW hiện nay và hiệu quả quản lý của chúng.
1. Phương pháp nối tiếp: đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau( ngày đầu tiên của kì duy trì trùng với ngày cuối cùng của kỳ xác định).
- Tại Việt Nam, hiện nay, trong các văn bản luật quy định về DTBB có thể thấy, không hề có sự đề cập đến tên, loại phương pháp quản lý DTBB mà Việt Nam đang áp dụng; tuy nhiên qua các đặc điểm về cách xác định DTBB, quy định về kì duy trì, kỳ xác định có thể thấy hiện nay, nước ta đang áp dụng cách tính DTBB theo phương pháp nối tiếp.
- Mức độ hiệu quả của công cụ DTBB phụ thuộc vào độ dài của kỳ duy trì, kỳ xác định. Tùy theo quy định của từng nước mà độ dài có thể là 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng…ở Việt Nam quy định là 1 tháng.
- Tác động:
Đối với các TCTD:
+ dễ dàng tính toán số tiền cần phải dự trữ trọng kì( mức dự trữ bắt buộc).
+ đối tượng phải dự trữ bắt buộc hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng dữ trữ.
+ tuy nhiên, nếu tính toán không tốt sẽ phải chấp nhận lãi suất cao tại thời điểm phải đảm bảo dự trữ bắt buộc dẫn tới lợi nhuận bị ảnh hưởng. Đối với NHNN:
+ cách xác định và tính toán đơn giản hơn.
+ giúp cho NHTW có thể dự báo được chính xác hay chắc chắn nhất về