Phân tich vai trò bình ổn lãi suất qua đêm trên thị truong tiền tệ liên ngân hàng của CC DTBB.

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án ôn thi ngân hàng trung ương (Trang 26)

hàng của CC DTBB.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại, mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ này do ngân hàng trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. NHTW quy định số dư tiền gửi DTBB phải luôn > 0, bình quân tháng phải đảm bảo quy định của NHTW. Do vậy, trong các ngày trong tháng, NHTM có thể sử dụng số tiền này để đem cho vay trên thị trường liên ngân hàng thu lợi nhuận, do vậy, đã tăng cung trên thị trường liên ngân hàng, có tác động bình ổn lãi suất qua đêm

Chức năng bình ổn lãi suất của DTBB được thực hiện qua lượng dự phong trung bình. Để đáp ưng nhu cầu dự trữ bắt buộc theo phương pháp bình quân, các ngân hàng sẽ lập được mức dự trữ phù hợp dưới hình thức mức dự phòng trung bình. Mức dự trư này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dự trữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng và được lập cho thời hạn 1 tháng, 1 tuần, 2 tuần… Các ngân hàng có thể lập dự trữ trước hoặc sau tùy theo ngân quỹ, tùy theo mức độ chi phí tiền gửi qua ngày và tùy theo dự báo tăng hay giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ. Mức dự phòng cho phép các ngân hàng có thể điều hoa được biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiền mặt cho chi trả có thề được các

ngân hàng bù đắp bằng một lượng trong phần dự phòng ngay trong kì duy trì mà ko cần phải đi vay, giảm áp lực với lãi suất thị trường

Ngoài ra, mỗi khi lãi suất rất ngắn trên thị trường tiền tệ tăng nhiều hơn dự tính thì các ngân hàng có thể kiếm lời bằng cách cho vay, qua dó cũng thêm vốn khả dụng cho thì trường dự trữ cho thanh toán khi có thiếu hụt và lượng dự phòng trung bình sẽ bù đắp cho số thiếu hụt này. Ngược lại, các Nh có thể vay trên thị trường và làm cho dự trữ của mình thêm dồi dào. Về mặt lý thuyết, kinh doanh chênh lệch theo thời gian có thể đảm bảo sự cân bằng trong suốt kì duy trì giữa mức lãi suất rất ngăn hiện hành và mức dự kiến trên thị trương tiền tệ cho đến cuối kì duy trì. Đó chính là cơ chế ổn định lãi suất qua đêm trong suốt kì duy trì và vì thế ngân hàng trung uong không cần can thiệp thường xuyên vào thị trường tiền tệ. Trong cả kì duy trì lượng dự phòng trung bình vận hành rất trôi chảy.Tuy nhiên, đến cuối kì duy trì các ngân hàng phải đảm bảo mức dụ trữ trong kì phù hợp với mức phải dự trữ bắt buộc nên không còn tiếp tục để phần vốn này thâm hụt nữa.

Ví dụ ở Việt Nam, Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của Việt Nam là phương pháp mà kỳ duy trì và kỳ xác định nối tiếp nhau, và độ dài của kỳ duy trì và kỳ xác định là 1 tháng.

Đối với các TCTD, phải chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ họ đã biết được số tiền cần phải dự trữ vào cuối kỳ. Như vậy nguồn cung vốn trên thị trường LNH trở nên dồi dào hơn dẫn đến lãi suất trên thị trường này giảm, thay vì phương pháp quản lý DTBB như trước kia là phải đảm bảo đủ mức DTBB trên tài khoản vào cuối mỗi ngày gây ra khan hiếm vốn, thiếu hụt vốn tạm thời của các ngân hàng làm cho lãi suất qua đêm luôn ở mức cao.

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án ôn thi ngân hàng trung ương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)