Phân tích hiệu quả quản lý của phương pháp quản lý DTBB nối tiếp nhau và trùng nhau 1 phần Liên hệ Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án ôn thi ngân hàng trung ương (Trang 28)

và trùng nhau 1 phần. Liên hệ Việt Nam.

Có nhiều phương pháp quản lý DTBB. Trong đo hai phương pháp quản lý DTBB là phương pháp nối tiếp nhau và trùng nhau 1 phần

Thứ nhất, phương pháp quản lý DTBB là phương pháp mà kì xác định và kì duy trì nối tiếp nhau. Với cách xác định này,đối tượng, dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kì duy trì họ đã biết được mức DTBB mà họ phải thực hiện trong kì. Tuy nhiên, xét về góc độ là một công cụ của chính sách tiền tệ, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc theo cách quản lý này sẽ biến động không ngừng và do vậy việc sử dụng DTBB để kiểm soát khả năng cho vay có ít tác dụng. Bên cạnh đo, PP nối tiếp có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất ngắn hạn gây bất ổn định cho thi trường tiền tệ.

Thứ hai, đó là phương pháp quản lý DTBB trùn 1 phần. Với PP này kì xác định và kì duy trì trùng nhau 1 phần. Đây là PP đc phần lớn các nước sử dungj. Với cách quản lý chung, đối tượng thuộc diện DTBB phải luôn quan tâm đến DTBB, không sử dụng quá mức dự trữ có được..Vì vây, số dư tiền gửi để tính DTBB cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn. Hiệu quả của DTBB với tư cách là một công cụ chính sách tiền tệ sẽ cao hơn so với PP nối tiếp

Hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương pháp nối tiếp đó là kỳ duy trì và kỳ dự trữ nối tiếp nhau để quản lý dự trữ bắt buộc. Theo Quyết định 581/2003/QĐ- NHNN quy định:

- Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.

- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng

Tỷ lệ DTBB đối với VND từ năm 2008 được điều chỉnh giảm và từ 2009 đến nay thì tỷ lệ đó không thay đổi. Từ năm 2008 điều chỉnh giảm cho thấy một dấu hiệu khả quan của nền kinh tế nên NHTW đã thực hiện nói lỏng tiền tệ, kích thích các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Từ năm 2009 thì NHTW không thay đổi tỷ lệ DTBB vì: Nền kinh tế khá ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 1 con số (6,88% thay vì 19.88% năm 2008). Hơn nữa giai đoạn 2009-2012 là giai đoạn nhạy cảm mà công cụ DTBB lại tác động mạnh vào lượng cung tiền trong lưu thông theo cấp số nhân nên NHTW đã sử dụng các công cụ khác như lãi suất, nghệp vụ thị trường mở....lãi suất đang ở mức cao nếu tăng tỷ lệ DTBB thì tăng chi phí đầu vòa của nguồn vốn cho vay làm tăng lãi suất cho vay của cá TCTD. Hơn nữa trong thời gian qua thì hệ thống NHTM thiếu tính thanh khoản nếu tăng tỷ lệ DTBB thì nền kinh tế sẽ lại gặp khó khăn. Mà thay vào đó NHNN đã tăng lãi suất tiền gửi DTBB để bù đắp chi phí huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống NHTM.

Đối với ngoại tệ: 9/4/2011 NHNN tăng tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ để giảm sức hấp dẫn của ngoại tệ vì khi đó các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất huy động đồng thời tăng lãi suất cho vay để bù đắp phần vốn phải DTBB làm cho người dân không còn thấy hấp dẫn vad sẽ chuyển sang gửi VND, giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, chống tình trạng đô la hóa.

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án ôn thi ngân hàng trung ương (Trang 28)