Công tác kiểm định, kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số hoạt động quản lý cung ứng trang thiết bị y tế của việt nam trong những năm gần đây (Trang 63)

- Quản lý toàn bộ hệ thống TTBY tế trong cả nước trên các lĩnh vực: sản

5 Các máy móc thiết bị khác như: Đèn mổ ánh sáng lạnh, Monitoring, máy đo độ loãng xương, máy Thận nhân tạo siêu lọc, sốc điện, nồ

3.1.6.5 Công tác kiểm định, kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế.

trang thiết bị y tế.

Ngoài xuất bản bộ tài liệu Tiêu chuẩn trang thiết bị và công trình y tế để phục vụ công tác quản lý, đánh giá, xây dựng, sử dụng trang thiết bị và công trình y tế, còn có một hệ thống văn bản pháp luật được áp dụng trong công tác kiểm định và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế (danh mục cụ thể xin được trình bày ở phụ lục 2).[4].

3.1.6.5 Công tác kiểm định, kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trangthiết bị y tế. thiết bị y tế.

* Công tác kiểm định, kiểm chuẩn TTBY tế:

Công tác kiểm định, kiểm chuẩn thiết bị y tế được triển khai tại nhiều cơ sở y tế do Viện TTB và Công trình y tế thực hiện. Tất cả các trang thiết bị y tế từ đơn giản đến phức tạp đều phải được kiểm định, kiểm chuẩn.

Kết quả kiểm chuẩn trang thiết bị y tế năm 2005 của Viện Trang thiết bị và Công trình y tế như sau (xin xem bảng 3.23).

Bảng 3.23: Kết quả kiểm chuẩn trang thiết bị y tế năm 2005

TT TÊN PHƯƠNG TIỆN ĐO Số lượng

kiểm định

Số lượng

Đạt Không đạt

1 Áp kế các loại 1050 802 248

2 Huyết áp kế 1420 850 570

3 Máy X-quang thường quy 356 150 206

4 Máy X-quang CT-Scanner 23 12 11

5 Máy điện tim 18 12 06

6 Máy điện não 06 04 02

TONG 2873 1830 1043

Nhận xét:

Kết quả kiểm chuẩn trang thiết bị y tế năm 2005, các trang thiết bị y tế đạt yêu cầu là 1830 máy (chiếm 63,7% trong tổng số). Qua đố thấy rõ trang thiết bị đạt tiêu chuẩn rất thấp.

Các trang thiết bị y tế không đảm bảo độ chính xác, chất lượng đa phần nằm tại các Phòng khám, trung tâm y tế huyện nhiều năm chưa được đầu tư nâng cấp đặc biệt là các cơ sở y tế tư nhân, các thiết bị chẩn đoán nguồn chủ yếu là các máy thanh lý trong các bệnh viện được sửa chữa, đại tu lại và đưa vào sử dụng,... [4].

Từ năm 2004-2006 đã kiểm định được 219 máy X-quang các loại, 11 hệ thống chụp cắt lớp vi tính CT-scanner; 76 máy điện tim .. .Nhiều thiết bị y tế khác như máy thở, máy gây mê, máy làm giàu Ô xy, máy siêu âm cũng được kiểm tra và hiệu chuẩn.

Tuy nhiên, công tác kiểm định và hiệu chuẩn trang thiết bị y tế nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về cả đội ngũ con người và thiết bị. Một phòng kiểm chuẩn của Viện Trang thiết bị và Công trình y tế chỉ có 10 cán bộ làm công việc kiểm định, kiểm chuẩn '1TB y tế với thiết bị đo chuẩn nghèo nàn, cơ sở vật chất yếu kém, trình độ cán bộ làm công tác kiểm định kiểm chuẩn còn hạn chế, trong khi đó yêu cầu tính chính xác, ổn định, an toàn của các thiết bị chẩn đoán, điều trị rất cao, nhất là trong điều kiện tỉ trọng trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp ngày một tăng, nguồn nhập khẩu trang thiết bị đến từ nhiều nước trong bối cảnh hội nhập, mở cửa của đất nước [10].

* Nguồn nhân lực bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế.

Cán bộ kỹ thuật chuyên trách công tác bảo dưỡng, vận hành, kiểm tra chất lượng TTB còn thiếu, ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đầu tư chiều sâu cho y tế cơ sở. Hầu hết cán bộ kỹ thuật đang công tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế hiện nay là các kỹ sư tốt nghiệp từ nhiều trường đại học khác

nhau như : Đại học bách khoa, tổng hợp, đại học giao thông... và qua công tác thực tiễn bệnh viện trưởng thành lên.

Cho đến 2006, toàn ngành y tế chỉ có một trường đào tạo công nhân kỹ thuật y tế với thời gian ba năm, còn kỹ sư thì trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mới thành lập bộ môn kỹ thuật điện tử y tế từ ba năm nay. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nâng cấp trang thiết bị cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, ngành y tế trước mắt phải ưu tiên đầu tư phát triển cho lĩnh vực trang thiết bị y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế cho toàn ngành hiện nay còn rất thiếu về số lượng và kém về chất lượng, kể cả các bệnh viện TW, bệnh viện tỉnh.

* Tổ chức và kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị ỵ tế.

Bộ Y tế có ba bộ phận thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế trong toàn quốc bao gồm:

- Xí nghiệp sửa chữa thiết bị ỵ tế (nay là công ty CP thiết bị y íếMEDTECH - miền Bắc).

- Trung tâm bảo dưỡng thiết bị y tế thuộc công ty DAN AMECO (miền Trung).

- Phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế thuộc công ty VIMEC (Tp. Hồ Chí Minh).

Công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế hầu hết dựa vào các nhà cung cấp. Xem xét phân tích kỹ vấn đề này chúng tôi thấy: nếu chỉ quan tâm tập trung mua máy mới thì sẽ phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, hai vấn đề rất lớn đặt ra là:

- Vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế.

- Công tác bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị y tế sau thời gian bảo hành (chưa kể đến công tác bảo dưỡng dự phồng để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ thiết bị).

Vấn đề đặt ra ở đây là có quá nhiều nhà cung cấp nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là những đại lý phân phối của các cơ sở sản xuất không có uy tín, không có thị phần đáng kể (>=5%) trên thế giới, mà việc cung cấp dịch vụ hậu mãi rất kém thậm chí không có. Do đó rất khó để thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa bởi tính không đồng bộ về trang thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau cũng như chi phí cho mỗi lẫn thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa sẽ rất tốn kém. Nếu chỉ tập trung vào một số nhà cung cấp nhất định (mỗi loại thiết bị cũng chỉ cần định hướng chỉ chọn từ 3 - 5 nhà cung cấp chính) thì khi đó sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian bởi việc thành lập các văn phòng đại diện, trung tâm dịch vụ uỷ thác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế ở trong nước hoặc tại khu vực sẽ giúp giảm thiểu các phát sinh không cần thiết khác.

Một thực tế đáng quan tâm là khi các cơ sở y tế đầu tư mua trang thiết bị y tế mới, việc tính đến kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa không được thực hiện thấu đáo. Trung bình kinh phí bảo dưỡng trong 1 năm cho các thiết bị y tế không nhỏ, tuỳ thuộc vào từng chủng loại thiết bị (xin xem Bảng 3.24).

Bảng 3.24: Chi phí bảo dưỡng trang thiết bị y tế bình quân một năm

Loại TTB Kinh phí bảo dưỡng một năm

Máy X-quang tăng sáng truyền hình 15-20.000 USD

Máy CT-Scanner 40-70.000 USD

Máy MRI (loại siêu dẫn) 100.000 USD

Máy gia tốc tuyến tính 100.000 USD

(Nguồn: VụTTBvà CTY tế- Bộ Y tế Việt Nam)

Với các máy thường quy như xét nghiệm sinh hoá, huyết học, miễn dịch, máy thở, máy gây mê, chi phí bảo dưỡng bình quân từ 10 triệu đến 60 triệu/năm (không kể tiền mua vật tư tiêu hao cho máy hoạt động).

Hoạt động cung ứng trang thiết bị ỵ tế nước ta đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu trang thiết bị cho các cơ sỏ sử dụng và người sử dụng. Sản xuất trang thiết bị y tế trong nước đã đạt được những kết quả nhất định sau 5 năm (2002-2006) triển khai chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002-2010 và sau 2 năm thực hiện Đề án nghiên cứu chế tạo sẩn xuất trang thiết bị ỵ tế đến năm 2010. Hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế với kinh phí mua rất lớn, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, song lại khai thác được các trang thiết bị có ứng dụng rất lớn trong công tác khám chữa bệnh hiện nay.

3.2 Sơ bộ phân tích thích ứng của một số văn bản pháp quy trong lĩnhvực quản lý cung ứng trang thiết bị y tê của nước ta:

Một phần của tài liệu Đánh giá một số hoạt động quản lý cung ứng trang thiết bị y tế của việt nam trong những năm gần đây (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)