Về hoạt động cung ứngtrang thiết bị y tế của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số hoạt động quản lý cung ứng trang thiết bị y tế của việt nam trong những năm gần đây (Trang 80)

- Quản lý toàn bộ hệ thống TTBY tế trong cả nước trên các lĩnh vực: sản

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

5.1.1 Về hoạt động cung ứngtrang thiết bị y tế của nước ta hiện nay.

* Về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý cung ứng trang thiết bị y tế:

Bộ Y tế cùng vói Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đang từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống công ty, xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo.

Từ năm 2003-2006 đã có 121 kỹ sư chuyên ngành Điện tử y sinh của Trường đại học Bách Khoa đã tốt nghiệp. Trường Kỹ thuật trang thiết bị y tế trong giai đoạn 2002-2006 đã đào tạo tốt nghiệp được 1.194 học sinh cho cả 4 chuyên ngành trang thiết bị y tế. Triển khai nhiều lớp đào tạo lại, đào tạo nâng cao về quản lý, sử dụng và sửa chữa các trang thiết bị y tế (139 học viên) và đào tạo theo yêu cầu của các chương trình dự án lớn của Bộ Y tế.

* Màng lưới phân phối trang thiết bị y tế:

Hệ thống phân phối trang thiết bị y tế được hình thành một mạng lưới từ TW đến địa phương và được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh,... Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp này rất rộng được quyền chủ động kinh doanh các mặt hàng do Bộ Y tế quy định.

* Về cơ cấu và sự phân bố trang thiết bị y tế trên thị trường:

Trang thiết bị y tế nước ta đa phần là được các công ty nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, Năm 2005, có 70 thị trường cung cấp trang thiết bị y tế cho Việt Nam, tổng giá trị nhập khẩu đạt 155,6 triệu USD. Năm 2006, có 53 quốc gia xuất khẩu trang thiết bị y tế vào Việt Nam. Nhưng tổng giá trị nhập khẩu đạt 226,7 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2005 (155,6 triệu USD). Nhật Bản vẫn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trang thiết bị y tế vào

Việt Nam, chiếm 22% thị phần. Sau đó là Singapore, Mỹ, Đức,... Chỉ tính riêng 4 nước Nhật, Singapore, Mỹ, Đức đã cung cấp trên 50% tổng tri giá trang thiết bị y tế cho Việt Nam. Trong khi đó sản xuất trang thiết bị y tế trong nước hiện nay mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sử dụng, chúng ta mới sản xuất được khoảng 5% trang thiết bị y tế hiện đại.

Phần lớn trang thiết bị y tế tập trung các bệnh viện lớn các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng,...là những nơi có hệ thống y tế phát triển, dân số đông và giao thông thuận lợi.

* Về kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị y tế vào Việt Nam:

Hiện nay các trang thiết bị này chủ yếu được nhập và lưu hành theo giấy phép của Bộ Y tế. Kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị y tế vào nước ta là rất lớn, nhập khẩu trang thiết bị y tế liên tiếp tăng rất cao trong những năm gần đây, năm 2006 là 226,7 triệu USD so với năm 2004 là 96,3 triệu USD (tăng 235,4%). Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị y tế là

155,6 triệu USD tăng so với năm 2004 là 161,6%. * Về tình hình đầu tư trang thiết bị ỵ tế tại các cơ sở:

Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản: Máy X-quang cao tần-tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân..vv..

Tại 64 tỉnh, thành phố tực thuộc TW đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm Gan.

Các Trung tâm y tế quận huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu

âm chẩn đoán và xe cứu thương. Các Trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các dịch vụ về DS KHHGĐ.

Đến nay toàn quốc đã có gần 70 máy CT-scanner, 5 máy cộng hưởng từ, 6 máy chụp mạch mọt và 2 bình điện, 3 máy gia tốc tuyến tính, hàng chục máy phá sỏi ngoài cơ thể.

* Về việc quản lý chất lượng trang thiết bị y tế hiện nay.

Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số hoạt động quản lý cung ứng trang thiết bị y tế của việt nam trong những năm gần đây (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)