Bài 46: Bóng tố

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 theo cách tiếp cận người học là chủ thể tích cực (Trang 46)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được bóng tối xuất hiện ở sau vật toả sáng.

- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

2. Kỹ năng

- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng của một vật trong một số trường hợp. - Rèn luyện kĩ năng quan sát.

- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm để khám phá kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Yêu thích, say mê với môn Khoa học. II. Đồ dùng dạy – học

- Một cái đèn bàn.

- Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre, một số vật hoạt hình quen thuộc của học sinh.

47

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới

Mục tiêu

- Giúp GV nắm được trình độ và khả năng tiếp thu của HS. - HS nhắc lại kiến thức cũ để học bài mới tốt hơn.

- Thu hút định hướng sự chú ý của HS đến với bài học.

Tiến hành

- GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng trả lời 3 câu hỏi:

+ Khi nào ta nhìn thấy vật? (Khi có ánh sáng chiếu vào vật)

+ Khi đi ở trời nắng các em thấy hiện tượng gì? (Ta thấy bóng của mình in xuống dưới đất)

- GV nhận xét cho điểm học sinh.

- GV giới thiệu bài: Bóng của các em khi đi dưới nắng được gọi là bóng tối. Vậy bóng tối xuất hiện ở những đâu và có hình dạng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động 1

Tìm hiểu về bóng tối

Mục tiêu

- Biết được sự xuất hiện của bóng tối sau vật cản sáng. Hình dạng của bóng tối trong những trường hợp cụ thể.

- Rèn luyện kĩ năng tự làm thí nghiệm.

Chuẩn bị

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Quyển sách, vỏ hộp, tờ bìa trong, đèn pin, bìa. - Chuẩn bị phiếu học tập để học sinh ghi lại phần dự đoán, tiến trình và kết quả thí nghiệm.

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến trình

- GV hỏi: Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu và như thế nào khi bật đèn chiếu sáng? Bóng tối sẽ thay đổi như thế nào khi ta dịch chuyển đèn lại gần vật được chiếu sáng?

- GV nói: Đã có rất nhiều những phán đoán khác nhau, chúng ta cùng làm thí nghiệm để xem bạn nào trả lời đúng nhé.

- GV chia HS thành nhóm 6, yêu cầu HS giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm đã chuẩn bị như: Quyển sách, tấm bìa trong, vỏ hộp là những vật các em sẽ sử dụng để dùng đèn chiếu vào. Đèn bin là vật chiếu sáng chiếu vào các vật ở trên. Tờ bìa để các em xác định hình dạng của bóng tối.

- HS thảo luận lựa chọn các dụng cụ làm thí nghiệm.

- HS tự phân chia nhóm trưởng, thư kí tiến hành thí nghiệm và ghi nội dung phiếu điều tra.

Báo cáo kết quả, tổng kết thí nghiệm

- Từng nhóm trình bày ý tưởng thí nghiệm rồi mới trình bày thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS trình bày thí nghiệm, nhóm hỏng trình bày trước, nhóm tốt trình bày sau.

- Yêu cầu học sinh so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm. - Nhóm hỏng làm lại thí nghiệm của nhóm thành công.

- Giáo viên tổng kết kiến thức thông qua các câu hỏi:

+ Ánh sáng có truyền qua quyển sách vỏ hộp được không? (Ánh sáng không truyền qua được vỏ hộp hay quyển sách)

+ Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì? (Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là vật cản sáng)

+ Khi nào bóng tối xuất hiện? (Bóng tối suất hiện phía sau vật cản sáng và khi vật cản sáng được chiếu sáng)

49

- Giáo viên kết luận: Khi có vật cản sáng ánh sáng không truyền qua được nên phía sau có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới đó là vùng bóng tối.

Hoạt động 2

Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối

Mục tiêu

- Giúp HS biết được bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.

- Rèn luyện khả năng quan sát và tự làm thí nghiệm.

Chuẩn bị

- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Vỏ hộp bút bi, bìa, đèn, sách.

- Chuẩn bị phiếu học tập cho HS. Trong phiếu có ghi phần dự đoán, tiến trình và kết quả để học sinh ghi lại.

- GV chia nhóm: Chia HS theo nhóm 4.

Tiến hành

- GV hỏi: Theo em hình dạng và kích thước của bóng tối có thay đổi không và khi nào nó thay đổi?

- GV nói: Bây giờ chúng ta cùng làm thí nghiệm để chứng minh những dự đoán của mình nhé.

- GV chia học sinh theo nhóm 4, HS giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm đã chuẩn bị như: Sách, vỏ hộp, bút bi, bìa, đèn.

- HS thảo luận lựa chọn các dụng cụ làm thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm HS tự cử nhóm trưởng, thư kí tiến hành thí nghiệm và ghi nội dung phiếu học tập.

- GV quan sát, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

* Bước báo cáo kết quả thí nghiệm và tổng kết:

50

- Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm (Nhóm hỏng trình bày trước, nhóm tốt trình bày sau)

- Yêu cầu các nhóm sai thực hiện lại thí nghiệm. - GV củng cố lại cho HS dựa vào các câu hỏi:

+ Bóng của vật thay đổi khi nào? (Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đổi với vật đó thay đổi)

+ Làm thế nào mà bóng của vật to hơn? ( Muốn bóng của vật to hơn ta nên đặt vật gần vật chiếu sáng hơn)

GV kết luận: Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.

Hoạt động 3

Trò chơi xem bóng đoán vật.

Mục tiêu

- HS được củng cố lại kiến thức. - Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.

Tiến hành

- Chia lớp thành 2 đội chơi. Sử dụng tất cả dụng cụ mà học sinh chuẩn bị. Cử hai trọng tài ghi điểm.

- GV căng tấm vải trắng lên phía sau bảng, sau đó đứng ở phía dưới. HS dùng đèn pin chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bóng đoán vật. Nhòm nào phất cờ trước được quyền trả lời trước. Nhóm nào vi pham mất quyền chơi. Mỗi câu trả lời đúng ghi được điểm.

- GV tổng kết trò chơi.

Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức rút ra từ bài học. - GV nhận xét tiết học.

51

Bài 27: Một số cách làm sạch nước

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh biết một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng.

- Biết được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy.

- Biết sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện khả năng quan sát và tư duy.

- Rèn luyện khả năng tự làm thí nghiệm để khám phá ra các kiến thức một số cách làm sạch nước.

3. Thái độ

- Ham hiểu biết, yêu thích say mê môn Khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luôn có ý thức giữ sách nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II. Đồ dùng dạy – học

- Học sinh phân công theo nhóm để chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: + 2 chai nhựa giống nhau.

+ Nước đục. + Giấy lọc. + Cát. + Than bột. + Nước giaven. - Giáo viên chuẩn bị thêm:

+ Các hình minh họa trong SGK. + Phiếu học tập cá nhận và nhóm..

52

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

Hoạt động khởi động

Mục đích

- Kiểm tra kiến thức cũ đã học để nắm được khả năng học tập của học sinh. - Rèn luyện tính tự giác học tập của học sinh.

- Học sinh hứng thú học bài mới

Cách tiến hành

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:

Câu 1. Những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm? (Những nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm là: do khí thải và chất thải của các nhà máy, do người dân đổ rác thải xuống sông hồ, do phân bón hóa học và nước trừ sâu).

Câu 2. Thế nào là nước bị ô nhiễm.(Nước có màu đục và có mùi hôi). - Nhận xét và cho điểm HS

- Giới thiệu bài: nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta đã làm sạch nước bằng cách nào? Các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay: “Một số cách làm sạch nước”

Hoạt động 1

Các cách làm sạch nước thông thường

Mục đích.

- HS biết được một số cách làm sạch nước đơn giản.

- HS biết được hiệu quả của việc lọc nước là: Làm cho nước trong hơn, loại được một số vi khuẩn gây bệnh cho người.

- Rèn luyện khả năng quan sát và tự làm thí nghiệm.

Chuẩn bị

- Dụng cụ thí nghiệm: 2 chai nhựa trong, nước đục, than bột, cát và sỏi, phễu, giấy lọc, nước gia-ven,…

53

- Chuẩn bị phiếu học tập để học sinh ghi lại dự đoán, tiến trình thực hiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.

- Chia nhóm: Chia HS làm nhóm 6.

Cách tiến hành

- GV: Nếu phát hiện nguồn nước mà các em đang sử dụng là không sạch thì em sẽ làm thế nào?

- HS: Em sẽ tìm cách làm sạch nước.

- GV: Vậy có những cách nào để làm sạch nước? (học sinh trả lời) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Ở đây cô có một số mẫu nước bị ô nhiễm lấy từ các giếng khoan và giếng khơi. Các em có thể lọc các nguồn nước này thành nước sạch để sử dụng không? (học sinh dự đoán)

- GV: Vậy bây giờ, dựa vào những đồ dùng đã chuẩn bị, các em hãy tìm cách để lọc những nguồn nước ô nhiễm mà cô đã chuẩn bị để thành nước sạch có thể sử dụng nhé.

- GV nêu tiêu chí về nước sạch sau khi lọc: + Nước sạch thường trong, không có mùi vị. + Nước được khử trùng có mùi hắc.

- HS thảo luận theo nhóm, tìm cách sắp xếp, bố trí các dụng cụ hợp lí để lọc nước.

- HS tự cử ra nhóm trưởng, thư kí rồi tiến hành thí nghiệm và ghi lại quá trình tiến hành cùng kết quả của thí nghiệm

- GV quan sát, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

c) Bước báo cáo kết quả thí nghiệm

- Yêu cầu các nhóm trình bày ý tưởng thí nghiệm của mình.

- GV yêu cầu HS trình bày thí nghiệm (nhóm làm hỏng (sai) trình bày trước, nhóm tốt trình bày sau). Các học sinh ở nhóm khác và giáo viên quan sát quá trình thực hiện và độ trong của nước để nhận xét kết quả thí nghiệm.

54

- Nếu nhóm nào chưa lọc được nước sạch, giáo viên yêu cầu nhóm về tìm cách khác để lọc được nước sạch.

d) Bước kết luận

- GV tổng kết:

+ Lọc nước bằng giấy lọc, bông, … lót ở phễu rồi dùng cát, sỏi, bột than đổ từng lớp lên trên.

+ Dùng nước gia-ven cho vào nước để diệt vi khuẩn trong nước.

+Sau khi lọc nước sẽ làm nước trong hơn và loại bỏ được một số tạp chất không tan trong nước.

Hoạt động 2 Tác dụng của lọc nước

Mục đích

- HS biết được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạnh của nhà máy.

- Rèn luyện khả năng quan sát và tự làm thí nghiệm.

Cách tiến hành.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi:

Câu 1. Em có nhận xét gì về nước sau khi lọc và nước trước khi lọc? (Nước trước khi lọc có màu đục, có chứa nhiều tạp chất như đất, cát,… Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất)

Câu 2. Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao? (Nước sau khi lọc chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được)

- GV nhận xét tuyên dương câu trả lời của các nhóm - GV chỉ vào một thí nghiệm hỏi:

+ Khi lọc nước đơn giản chúng ta cần những gì? (Khi tiến hành lọc nước đơn giản ta cần phải có than bột, cát hay sỏi)

55

+ Than bột có tác dụng gì? (Than bột có tác dụng khử màu và mùi của nước)

+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì? (Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước)

- Giới thiệu: Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại được cá vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Sau đây cô sẽ giới thiệu cho lớp mình biết dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - GV vừa giảng bài vùa chỉ vào tranh minh họa 2: Nước được lấy từ nguồn như nước riếng, nước sông,… đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không tan trong nước. Tiếp tục qua bể sát trùng để khử trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt. - Yêu cầu HS lên nhắc lại quy trình lọc nước ở nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.

Hoạt động 3:

Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống

Mục tiêu

- HS biết được sự cần thiết phải đun sôi nước uống vì để diệt hết các vi khuẩn

nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất còn tồn tại trong nước.

- HS có ý thức giữ gìn nguồn nước.

Cách tiến hành

56

Câu 1. Nước đã làm sạch bằng cách đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? (Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đều không uống được ngay)

Câu 2. Vì sao chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống? (Chúng ta phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước)

- GV nhận xét, cho điểm nhóm trả lời tốt.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Vậy để thực hiện vệ sinh khi dùng nước chúng ta phải làm gì? (Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình, không để nước bẩn lẫn nước sạch)

Củng cố, dặn dò

- GV yêu cầu học sinh nêu lại một số cách làm sạch nguồn nước.

- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

57

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm chứng hiệu quả thực tế của việc sử dụng phương pháp thí nghiệm để dạy học môn Khoa học 4 theo cách tiếp cận học sinh là chủ thể tích cực, qua đó đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra.

2. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm

Tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 4A1 trường Tiểu học Đồng Xuân. Số học sinh thực nghiệm: 28

Để đối chứng chúng tôi lấy 28 học sinh thuộc lớp 4A2 trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 theo cách tiếp cận người học là chủ thể tích cực (Trang 46)