I. Mục đích
1. Kiến thức
- Học sinh biết màu, mùi, vị của nước.
- Học sinh biết được các tính chất của nước: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan mỗi chất.
2. Kĩ năng
- Học sinh tự làm thí nghiệm chứng minh được các tính chất của nước. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát.
- Có khả năng tự làm thí nghiệm khám phá ra các kiến thức chứng minh tính chất của nước.
3. Thái độ
- Ham hiểu biết, yêu thích say mê môn Khoa học. II. Đồ dùng dạy – học
41
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau. + Nước lọc và sữa.
+ Chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có cách hình dạng khác nhau. + Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thẩm, bọt biển,...)
+ Một ít đường, muối, cát. + 3 cái thìa.
- Phiếu học tập để học sinh ghi lại dự đoán, tiến trình, kết quả thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giới thiệu bài
- GV: Chủ đề của phần 2 chương trình khoa học có tên là gì? - HS: Chủ đề phần 2 có tên là “Vật chất và năng lượng”
- GV giới thiệu bài: Chủ đề này sẽ giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và
các sinh vật khác. Bài học đầu tiên sẽ tìm hiểu là “ Nước có tính chất gì”.
Hoạt động 1
Màu, mùi, vị của nước
Mục tiêu
- HS nắm được tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
- Rèn luyện khả năng quan sát.
Bước chuẩn bị
- GV phân công cho học sinh chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm 4, bao gồm: 2 cái cốc, nước và sữa.
- GV chuẩn bị phiếu học tập để HS ghi lại dự đoán, tiến trình thực hiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
- Chia nhóm: Chia HS theo nhóm 4.
42
- GV hỏi: “ Theo các em nước có màu, có mùi và có vị gì?” (học sinh trả lời) - GV nói: Vậy để xem có đúng là nước có màu sắc, mùi vị như các em đã nói không chúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm nhé.
- Chia HS thành nhóm 4, giới thiệu: trên bàn của các nhóm có các đồ dùng: cốc, sữa, nước, chai, lọ,… Các em hãy tìm cách để phân biệt cốc sữa và cốc nước.
- HS thảo luận, lựa chọn các cách để phân biệt hai cốc nước và sữa, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Báo cáo kết quả thí nghiệm
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày quá trình thực hiện thí nghiệm và kết quả của mình.
- Các phương án:
+ Nhóm 1: phân biệt dựa vào màu sắc, cốc nước và cốc sữa có màu khác nhau, cốc sữa có màu trắng, cốc nước không có màu trắng. GV gợi ý: Vậy cốc nước có màu gì? HS rút ra kết luận: nước không có màu.
+ Nhóm 2: Phân biệt dựa vào vị: cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt.
+ Nhóm 3: phân biệt dựa vào mùi vị: cốc sữa có mùi thơm của sữa, vị ngọt, cốc nước không có mùi, không có vị. GV gợi ý để học sinh rút ra kết luận: nước không có mùi, không có vị
- Nhóm sai thực hiện lại thí nghiệm.
- Kết luận: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị
Hoạt động 2
43
Mục tiêu
- HS biết được nước không có hình dạng nhất định, biết nước có thể chảy lan ra mọi phía.
- Rèn luyện khả năng phân tích của học sinh để rút ra tính chất của nước. - Hứng thú làm các thí nghiệm khoa học.
Chuẩn bị
- HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm 4, bao gồm: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
- GV chuẩn bị phiếu học tập để HS ghi lại dự đoán, tiến trình thực hiện thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
- Chia nhóm: Chia HS theo nhóm 4.
Cách tiến hành:
- GV hỏi: + Nước ở trong bình có hình gì? + Nước ở dưới ao có hình gì? + Nước ở sông có hình gì?
+ Vậy theo em nước có hình dạng nhất định không?
- GV nói: Đã có rất nhiều ý kiến dự đoán đưa ra, vậy chúng ta cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
- Chia HS theo nhóm 4, giới thiệu: Với các dụng cụ các em đã chuẩn bị như: Chai, lọ, hộp thủy tinh, khay,… Các em hãy làm thí nghiệm để chứng minh cho câu trả lời của mình.
- HS thảo luận lựa chọn các dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh nước có hình dạng nhất dạng nhất định không?
- HS tự cử ra nhóm trưởng, thư kí để tiến hành thí nghiệm và ghi lại nội dung phiếu học tập.
44
Báo cáo kết quả thí nghiệm
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày ý tưởng thí nghiệm. - GV yêu cầu HS trình bày thí nghiệm.
- Nhóm sai thực hiện lại thí nghiệm. - Học sinh trình bày thí nghiêm:
+ Đổ nước vào các chai, lọ thuỷ tinh.
+ Đổ nước lên mặt tấm kính nằm nghiêng trên khay nằm ngang. - GV cho HS nêu kết quả thí nghiệm.
+ Nước có hình dạng của chai, lọ, vật chứa nước.
+ Nước chảy lan ra mọi phía khi được đổ từ trên cao xuống
- Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định, có thể chảy lan ra mọi phía, chảy từ trên cao xuống.
Hoạt động 3
Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất
Mục tiêu
- HS biết được nước có thể thấm qua một số chất và hoà tan một số chất. - Rèn luyện năng lực tự làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua một số chất và hoà tan được một số chất.
- Hứng thú làm thí nghiệm.
Chuẩn bị
- Dụng cụ thí nghiệm: Lọ mực, khăn bông, vải, giẻ, cốc,... - Các chất tham gia vào thí nghiệm: Muối, đường, cát,...
- Chuẩn bị phiếu học tập để HS ghi lại dự đoán, tiến trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm.
- Chia theo nhóm 4. (nhóm 1, 2, 3 làm thí nghiệm về sự thấm của nước, nhóm 4, 5, 6 làm thí nghiệm về sự hòa tan của nước)
45
Cách tiến hành
- GV hỏi: Cô có một số vật: bông, vải, giẻ, gỗ, thủy tinh. Các em cho biết nước có thể thấm qua những vật nào trong các vật trên? (Học sinh nhóm 1, 2, 3 dự đoán)
Cô cũng có một số chất: mực, muối, đường, cát, sỏi. Các em cho biết những chất nào trong các chất trên có thể hòa tan trong nước? (HS nhóm 4, 5,6 dự đoán)
- GV nói: Đã có rất nhiều ý kiến dự đoán đưa ra, chúng ta cùng làm thí nghiệm để chứng minh những dự đoán đó.
- HS lựa chọn các dụng cụ làm thí nghiệm chứng minh nước có thể thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- GV nói: Các em vừa làm thí nghiệm vừa ghi vào phiếu học tập như ở thí nghiệm trên.
- GV quan sát hướng dẫn nhóm gặp khó khăn.
Báo cáo kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu HS trình bày ý tưởng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm. Nhóm làm hỏng (sai) thực hiện trước, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
- Nhóm sai thực hiện lại thí nghiệm của nhóm thành công.
- Kết luận: Nước có thể thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Qua tất cả các thí nghiệm chúng ta rút ra được điều gì? (Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất)
- GV cho HS đọc lại nhiều lần mục Bạn cần biết.
- GV tổng kết, củng cố kiến thức thông qua trò chơi “Bịt mắt nhận biết chất”. + Có hai cốc: 1 cốc sữa, 1 cốc nước. HS hãy nhận biết hai cốc này.
46
+ Học sinh bịt mắt và thông qua các giác quan, kiến thức đã học để nhận biết các chất.
GV cho HS tiến hành chơi sau đó tổng kết trò chơi. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài học.
- Tuyên dương HS tích cực tham gia học tập.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị cho giờ học tiếp theo.