Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn nghiên cứu phát triển hệ thống điều khiển số tốc độ động cơ một chiều (Trang 71)

Dưới đây là các kết quả thực nghiệm, Hình 4.10 chỉ ra dạng điện áp đầu ra của bộ chỉnh lưu cung cấp cho tải động cơ. Qua dạng sóng này tác giả nhận thấy rằng bộ điều khiển số được thực hiện rất tốt. Mỗi thời điểm, có hai Thyristors làm việc do vậy ta thấy rằng trong một chu kỳ, có sáu khoảng tương tự của điện áp đầu ra.

Hình 4.10 Dạng điện áp đầu ra bộ chỉnh lưu

Hình 4.11 Tốc độ động cơ và giá trị đặt

Hình 4.11 chỉ ra tốc độ của động cơ bám theo tín hiệu đặt rất nhanh ngay cả khi chúng ta thay đổi giá trị của tín hiệu đặt. Điều này chứng tỏ rằng hệ thống điều khiển số đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng bám.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Trong luận văn này tác giả đã thực hiện điều khiển số động cơ một chiều sử dụng bộ xử lý tín hiệu số TMS320F28069. Do TMS320F28069 có khả năng tính toán cao và các hàm toán học phong phú, do vậy bộ điều khiển tốc độ PI hoàn toàn đạt được bằng lập trình. Hệ thống điều khiển số còn cho phép loại bỏ một số lượng không nhỏ các mạch điện tương tự có các chức năng khác nhau chuyển sang thực hiện bằng phần mềm, dễ dàng thay đổi các tham số vận hành của thiết bị, có khả năng tương tác với con người, khả năng ghép nối với máy tính, các thiết bị điều khiển cấp trên hoặc các thiết bị giao tiếp số làm cho mạch điều khiển nhỏ gọn và tin cậy hơn.Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng dạng điện áp phần ứng là đáp ứng được yêu cầu và tốc độ của động cơ bám theo tín hiệu đặt rất nhanh ngay cả khi chúng ta thay đổi giá trị của tín hiệu đặt. Điều này chứng tỏ rằng hệ thống điều khiển số đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng bám.

Tuy nhiên, mạch vòng dòng điện trong luận văn này vẫn chưa hoàn thành và đây chính là hướng phát triển của đề tài này trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- Truyền động điện – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật: Tác giả Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Thị Hiền;

[2]- Truyền động điện thông minh- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả: Nguyễn Phùng Quang;

[3]- Điều chỉnh tự động truyền động điện - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi; [4]- Cơ sở truyền động điện - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn;

[5]- Matlab & Simulink – Dành cho kỹ sư điều khiển tự động - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Nguyễn Phùng Quang.

[6]- Điện tử công suất - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Nguyễn Bính

[7]- Điện tử công suất – Tập 1 - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả Lê Văn Doanh, Nguyễn Thế Công, Trần Văn Thịnh

[8]- Điện tử công suất – Tập 2 - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả Lê Văn Doanh

[9]- Giáo trình điện tử công nghiệp - Nhà xuất bản Giáo dục: Tác giả Vũ Quang Hồi

[10]- Máy điện và mạch điều khiển - Nhà xuất bản Thống kê: Trần Thế San, Nguyễn Trọng Thắng

[11]- Giáo trình máy điện - Nhà xuất bản Giáo dục: Đặng Văn Đào, Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh

[12]- Điều khiển số máy điện - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Tác giả Lê Văn Doanh, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Trung Sơn, Cao Văn Thành

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn nghiên cứu phát triển hệ thống điều khiển số tốc độ động cơ một chiều (Trang 71)