Phân loại hình thái

Một phần của tài liệu Phân loại một số loài cá khoang cổ và hải quỳ tại khánh hòa dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 25)

2.2.1.1 Phân loại cá khoang cổ bằng hình thái

Cá sau khi thu về phòng thí nghiệm được quan sát tổng thể bên ngoài cơ thể cá, sau đó tiến hành đo các chỉ tiêu hình thái (mm), cân trọng lượng (g) cơ thể, đếm các chỉ tiêu phân loại. Cá khoang cổ được phân loại theo khóa phân loại và mô tả của Allen (Allen,1975; Allen và ctv, 2005).

Thu mẫu cá khoang cổ và hải quỳ

Phân loại cá khoang cổ và hải quỳ bằng hình thái  Đo các chỉ tiêu hình thái.

 Đếm các chỉ tiêu phân loại.

 Quan sát các chỉ tiêu hình thái đặc trưng.

Phân loại cá khoang cổ và hải quỳ bằng di truyền  Tách chiết DNA tổng số.

 PCR.

 Điện di kiểm tra kết quả.  Gửi mẫu giải trình tự.

Hình 2.1 – Hình thái bên ngoài của cá khoang cổ (Allen, 1975)

Đo các chỉ tiêu hình thái

Dùng tay hoặc kẹp để kéo căng các vây cá lên, sau đó dùng thước kẹp kĩ thuật có độ chính xác 0,02mm đo các chỉ tiêu hình thái của cá khoang cổ.

Cách đo

Dùng thước kẹp đo các chỉ tiêu hình thái sau:

- Chiều dài toàn thân cá (L): đo từ mõm trên của cá đến điểm cuối của vây đuôi. - Chiều dài chuẩn (LS): đo từ mõm trên của cá đến cuống đuôi.

- Chiều cao thân cá (H): đo phần cao nhất của thân cá, là khoảng cách ở điểm cao nhất giữa lưng và bụng.

- Chiều dài đầu (T): đo từ mõm trên của cá đến điểm mút của xương nắp mang. - Chiều dài gốc vây lưng (lD): đo từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc gốc vây

lưng (từ tia vây đầu tiên đến tia vây cuối cùng của gốc vây lưng) .

- Chiều dài gốc vây hậu môn (lA): đo từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc vây hậu môn (từ tia vây thứ nhất đến tia vây hậu môn cuối cùng).

- Chiều dài gốc vây ngực (lP): đo từ điểm khởi đầu gốc vây ngực đến cuối vây ngực.

- Chiều dài gốc vây bụng (lV): đo từ điểm khởi đầu gốc vây bụng đến cuối vây bụng.

Dùng kích hiển vi soi nổi có thang đo để đo các chỉ tiêu sau:

Hình 2.2 – Các chỉ số đo trong phân loại cá khoang cổ (Allen 1975)

- Đường kính mắt (DE): đo ở phần chính giữa mắt (đường kính ngang hoặc dọc của vành mắt).

Đếm các chỉ tiêu phân loại

Dùng tay hoặc kẹp để kéo căng các vây cá lên đếm các tia vây cứng và tia vây mềm có trên các vây của cá khoang cổ. Các chữ đầu của tên tiếng Anh được dùng để kí hiệu cho vây.

D (Dorsal): số lượng tia và gai vây lưng. V (Ventral): số lượng tia và gai vây bụng. A (Anal) : số lượng tia và gai vây hậu môn. P (Pelvic): số lượng tia và gai vây ngực. C (Caudal): số lượng tia và gai vây đuôi.

Số tia gai cứng được kí hiệu bằng chữ số La Mã, còn số lượng tia vây mềm được kí hiệu bằng chữ số thường cách nhau bằng dấu phẩy, dao động giữa các mẫu ghi cách nhau bằng dấu gạch nối.

Đếm số vẩy đường bên, số vẩy từ đường bên đến gốc vây hậu môn và số vẩy từ đường bên đến gốc vây lưng.

2.2.1.2 Phân loại hải quỳ bằng hình thái

Hải quỳ là loài động vật có sự thay đổi hình dáng bên ngoài khi rời khỏi nước, vì vậy cần phân loại hình thái sơ bộ ngay tại nơi thu mẫu, sau đó vận chuyển hải quỳ chứa trong nước biển về phòng thí nghiệm. Cho hải quỳ cùng nước biển vào chậu hoặc lọ có kích thước phù hợp với hải quỳ, đợi vài tiếng đồng hồ, khi hải quỳ trở về hình dạng ban đầu, lộ rõ những đặc điểm hình thái thì tiến hành quan sát cẩn thận hơn các đặc điểm riêng của từng loài hải quỳ, tiến hành đo các đặc điểm hình thái (mm), cân trọng lượng (g). Hải quỳ được phân loại theo khóa phân loại và mô tả của Fautin và Allen (1994), Fautin (2008) và Stampar và ctv (2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát các chỉ tiêu phân loại

Quan sát những đặc điểm đặc trưng trên đĩa miệng và trên thân. - Đĩa miệng: quan sát màu sắc, họa tiết đặc trưng có trên đĩa miệng.

- Xúc tu: quan sát hình dạng, kích cỡ, màu sắc của xúc tu. Sự sắp xếp của xúc tu trên đĩa miệng: các xúc tu sắp xếp dày đặc hay thưa thớt, sắp xếp xa hay gần miệng, sắp xếp theo hàng hay không.

- Thân: quan sát trên thân có các nốt sần (verrucae) hay không, sự sắp xếp và hình dạng của chúng.

Đo các đặc điểm hình thái

- Đường kính đĩa miệng: đo từ đầu bên này đến đầu bên kia của đĩa miệng (phần rộng nhất trên đĩa miệng).

- Đường kính đĩa bám: đo khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu của đĩa bám.

- Chiều dài thân: đo từ phía dưới đĩa miệng đến chân đĩa bám (phần cao nhất của thân). - Chiều dài xúc tu: đo từ gốc đến đỉnh của xúc tu; chiều dài trung bình các xúc tu được tính bằng công thức: chiều dài của n xúc tu/n

Một phần của tài liệu Phân loại một số loài cá khoang cổ và hải quỳ tại khánh hòa dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (Trang 25)