Thiết lập mục tiêu hàng năm:

Một phần của tài liệu DỰNG QUẢN TRỊ CHIẾN lược cấp đơn vị KINH DOANH (Trang 44 - 46)

6. THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC:

6.1. Thiết lập mục tiêu hàng năm:

Soát xét lại các mục tiêu chiến lược

Đây là bước quan trọng đầu tiên trong khi thực hiện chiến lược nhằm đảm bảo chắc chắn về tình đúng đắn và sự hợp lý của những mục tiêu và chiến lược đề ra. Việc rà soát lại chiến lược còn để đánh giá xem xét các yếu tố môi trường trong quá trình soạn thảo chiến lược đến khi triển khai thực hiện có phù hợp không, nếu không tương đồng thì phải điều chỉnh mục tiêu.

Thiết lập các mục tiêu hàng năm

Mục tiêu hàng năm là những mốc mà doanh nghiệp phải đạt được để đạt tới mục tiêu dài hạn. Tương tự các mục tiêu dài hạn, mục tiêu hàng năm phải đo lường được, có định lượng, có tính thách thức, thực tế phù hợp và có mức độ ưu tiên. Các kế hoạch ngắn hạn như những hướng dẫn cho hành động. Nó chỉ đạo, hướng dẫn những nỗ lực và hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Vai trò của việc thiết lập các mục tiêu hàng năm:

− Là cơ sở để phân phối các nguồn lực trong quá trình thực hiện chiến lược;

− Là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các quản trị viên;

− Là công cụ chính để kiểm soát sự tiến triển theo hướng đạt được các mục tiêu dài hạn;

− Là căn cứ ưu tiên của tổ chức, của bộ phận và của các phòng ban.

Các mục tiêu hàng năm cần được nhận thức kỹ, phù hợp với các mục tiêu dài hạn và hỗ trợ cho các chiến lược được thực hiện. Các mục tiêu hàng năm được công bố dưới hình thức khả năng sinh lợi nhuận, sự tăng trưởng, thị phần của từng bộ phận kinh doanh, khu vực địa lý, các nhóm khách hàng, và sản phẩm rất phổ biến trong các tổ chức.

Các mục tiêu hàng năm nên thích hợp với các giá trị của nhân viên, của quản trị viên và chúng nên được hỗ trợ bởi những chính sách được công bố rõ ràng. Việc liên hệ thưởng phạt với những mục tiêu hàng năm là rất quan trọng để nhân viên và quản trị viên hiểu rằng đạt được mục tiêu cần thiết cho việc thực thi chiến lược.

Cơ sở chủ yếu hình thành các mục tiêu hàng năm:

− Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;

− Các dự báo gần về môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong doanh nghiệp;

− Những biến động nằm ngoài dự báo chiến lược.

Thiết lập các chính sách hướng dẫn việc thực hiện chiến lược

Chính sách kinh doanh được thiết lập nhằm các mục đích chủ yếu sau:

− Xác định các giới hạn, phạm vi và cơ chế bắt buộc cho các hoạt động; làm rõ cái gì có thể làm và cái gì không thể làm khi theo đuổi các mục tiêu chiến lược. Đây là cơ sở để điều chỉnh hành vi của mọi bộ phận, cá nhân cũng như xác định cơ chế hưởng phạt.

− Hướng dẫn phân công trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện chiến lược. Chính sách làm rõ việc gì sẽ được ai làm, khuyến khích việc uỷ quyền ra quyết định cho các cấp quản trị phù hợp. Chính sách có tác dụng tăng cường kiểm soát hoạt động, khuyến khích và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân và làm giảm thời gian ra quyết định.

− Tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược theo các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhất định. Các chính sách được sử dụng như một cơ chế thực thi chiến lược, phương tiện để thực hiện các quyết định chiến lược. Do vậy, chính sách thường được doanh nghiệp công bố bằng văn bản và phổ biến rộng rãi đến mọi người.

Chính sách kinh doanh là một trong các công cụ triển khai chiến lược, là cơ sở đảm bảo biến các mục tiêu chiến lược thành các kế hoạch cụ thể. Muốn vậy trong mỗi thời kỳ chiến lược cụ thể chính sách kinh doanh phải đảm ứng được các yêu cầu cụ thể sau:

− Chính sách kinh doanh phải phù hợp với chiến lược và phải phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược. Muốn vậy, các nhà hoạch định chính sách phải biết căn cứ vào các mục tiêu chiến lược tổng quát cũng như các chiến lược giải pháp để xây dựng các chính sách kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ chiến lược.

− Chính sách phải cụ thể, rõ ràng, giảm thời gian ra quyết định và độ không chắc chắn của những quyết định. Yêu cầu này là bắt buộc nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản trị. Muốn đạt được điều này các chính sách phải xây dựng thật cụ thể, tiếp cận phương pháp định lượng.

− Chính sách của từng thời kỳ chiến lược phải phù hợp với các điều kiện cụ thể ở thời kỳ chiến lược đó.

− Các chính sách phải bao quát được tất cả những lĩnh vực cơ bản nhất trong tổ chức.

Một phần của tài liệu DỰNG QUẢN TRỊ CHIẾN lược cấp đơn vị KINH DOANH (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w