Chọn lựa một chiến lược đầu tư

Một phần của tài liệu DỰNG QUẢN TRỊ CHIẾN lược cấp đơn vị KINH DOANH (Trang 26 - 27)

Bảng sau tóm lược mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển, vị thế cạnh tranh, và chiến lược đầu tư ở cấp đơn vị kinh doanh.

Các giai đoạn phát

triển của ngành Vị thế cạnh tranh mạnh Tạo lập thị phần

Phát sinh Tạo lập thị phần Tạo lập thị phần

Tăng trưởng Tăng trưởng Tập trung thị trường

Đột biến Tăng thị phần Tập trung thị trường hoặc thu hoạch hoặc thanh lý

Bão hoà Giữ và duy trì hoặc lợi nhuận Thu hoạch hay thanh lý/loại bỏ Suy thoái Tập trung thị trường hay

thu hoạch (giảm tài sản)

Chuyển hướng, thanh lý, hay loại bỏ

a.Chiến lược trong giai đoạn phát sinh.

Trong giai đoạn phát sinh, tất cả các công ty, mạnh cũng như yếu, đều nhấn mạnh vào phát triển một khả năng khác biệt hóa và một chính sách sản phẩm, thị trường. Trong giai đoạn này, nhu cầu đầu tư lớn bởi vì công ty phải thiết lập được lợi thế cạnh tranh.

Nhiệm vụ: tìm kiếm các nguồn lực để phát triển khả năng khác biệt hóa. Chiến lược đầu tư cấp đơn vị kinh doanh là một chiến lược tạo dựng thị phần.

Mục đích: tạo dựng thị phần bằng việc thiết lập một lợi thế cạnh tranh độc đáo và ổn định nhằm lôi cuốn khách hàng những người mà chưa có nhận thức về các sản phẩm của công ty.

Các công ty cần một lượng lớn vốn đầu tư để thiết lập các năng lực R&D và các năng

lực phục vụ. Họ không thể sản sinh ra lượng vốn này nhiều từ nội bộ. Do đó, sự thành công của công ty phụ thuộc vào khả năng biểu thị một sự độc đáo hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài, hay các nhà tư bản mạo hiểm. Nếu công ty giành được các nguồn lực để phát triển một khả năng khác biệt hóa, nó sẽ đạt đến vị thế cạnh tranh tương đối mạnh hơn. Nếu nó thất bại, chỉ có một lựa chọn là rời khỏi ngành. Thực tế, các công ty ở vị thế cạnh tranh yếu ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ có thể lựa chọn rời khỏi ngành để chặn đứng sự lỗ lã của họ.

Một phần của tài liệu DỰNG QUẢN TRỊ CHIẾN lược cấp đơn vị KINH DOANH (Trang 26 - 27)