Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 85)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi dữ liệu dừng ở các mức sai phân khác nhau, bậc 0 và bậc 1, nghĩa là bậc tích hợp của các biến là I(0) và I(1), trong đó các biến LIp và LL tích hợp bậc 0 còn các biến Lg, LIg, LIf tích hợp bậc 1. Theo Pesaran và Shin (1999), Hamuda và cộng sự (2013), Mehrara và Musai (2011), nếu như chúng ta không đảm bảo về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính dừng của hệ thống dữ liệu, các biến không cùng mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu thực nghiệm. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu ARDL là cách tiếp cận mới và phù hợp đểđánh giá tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong mô hình đa biến.

Thông qua thủ tục kiểm định đường bao (bound test) được phát triển bởi Pesaran (1997), bước đầu tiên của phương pháp ARDL, tác giả tìm thấy có sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, hay nói cách khác là tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình, làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp để

xác định mối quan hệ trong dài hạn; đồng thời mô hình hiệu chỉnh sai số sẽ cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy: Các thành phần vốn (vốn đầu tư

công, vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh, vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và tăng trưởng lực lượng lao động đều có tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, vốn đầu tư công có tác động thấp hơn nhiều so với hai thành phần vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực FDI. Cụ thể, vốn đầu tư trên GDP của khu vực công tăng 1% thì làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 0,197%, trong khi đó tác động từ khu vực ngoài quốc doanh là 0,43% và từ khu vực FDI là 0,32%.

Còn trong ngắn hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy: tác động của vốn đầu tư công

vực ngoài quốc doanh và khu vực FDI có sựđóng góp một cách có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế với mức độ tác động của đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh là lớn nhất. Bên cạnh, nghiên cứu còn cho thấy trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế năm nay có tương quan cùng chiều với tăng trưởng lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế

một năm trước đó. Hệ số của phần sai số hiệu chỉnh ECM(-1) có ý nghĩa thống kê ở

mức 1% cũng chứng tỏ những cú sốc hoặc biến động ngắn hạn sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam đểđạt được điểm cân bằng trong dài hạn, đồng thời một lần nữa chứng minh rằng có tồn tại quan hệđồng tích hợp giữa các biến.

Các kiểm nghiệm chẩn đoán khuyết tật của mô hình cũng như tính phù hợp và ổn

định của mô hình đều được thực hiện và đạt kết quả cho thấy mô hình là phù hợp và

ổn định cũng như không bị khuyết tật do ảnh hưởng của các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)