Vấn đề nợ công và tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 30)

Nợ công (public debt) thường được hiểu là nợ của khu vực công. Cần phải phân biệt giữa nợ công và nợ quốc gia. Nợ quốc gia hiểu một cách rộng rãi là nợ của các đối tượng mang quốc tịch của một quốc gia – bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ khu vực tư nhân không được bảo lãnh.

Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về nợ công: Theo Ngân hàng thế

giới (WB), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của chính phủ và những khoản nợđược chính phủ bảo lãnh. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công bao gồm nợ của khu vực tài chính công và khu vực phi tài chính công. Tại hầu hết các nước trên thế giới, nợ

nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Bungari, Rumani, Việt Nam…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…). Như

vậy, quan niệm về nợ công cũng còn tùy thuộc vào thể chế - chính trị của mỗi quốc gia.

Luật Quản lý nợ công Việt Nam số 29/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 quy định nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợđược chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, trong đó:

– Nợ chính phủ là khoản nợ được ký kết phát hành nhân danh Nhà nước hoặc Chính Phủ, các khoản nợ do Bộ tài chính ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành, không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

– Nợ chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

– Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

Sự tác động của nợ công đến nền kinh tế: Bàn về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có hai quan điểm chủ đạo: Quan điểm truyền thống, đại diện là Keynes cho rằng: Khi chính phủ vay nợ để

bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay đổi sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể là làm mức tiêu dùng tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng sản lượng, việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn làm cho tiết kiệm quốc gia giảm và kèm theo đó là những hệ lụy khác. Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế

người Anh, lại cho rằng mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng như quan điểm về nợ truyền thống, kể cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó sẽ làm các khoản tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị

cho mức thuế cao sẽđến trong tương lai để chi trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong thực tế, hai quan điểm luôn tồn tại song hành. Vì vậy, đểđưa ra nhận định quan

điểm nào phù hợp với từng thời điểm của Quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố

Xét về mặt tích cực, chính phủ các quốc gia có thể sử dụng nợ công như là một công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào, từđó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 30)