Kiểm định nghiệm đơn vị

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 57)

Theo Gujarati (2003), một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi

được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác, một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị

phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai.

Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị được dùng phổ biến là Augmented Dickey-Fuller (ADF) của Dickey và Fuller (1979)

để kiểm định nghiệm đơn vị cho các biến. Giả thuyết kiểm định:

– H0: Chuỗi dữ liệu có nghiệm đơn vị (chuỗi không dừng); – H1: Chuỗi dữ liệu không có nghiệm đơn vị (chuỗi dừng).

Để kiểm định giả thuyết H0 nghiên cứu so sánh giá trị kiểm định τ tính toán với giá trị τ tới hạn của Mackinnon và kết luận về tính dừng của các chuỗi quan sát. Cụ

thể, nếu trị tuyệt đối của giá trị tính toán lớn hơn trị tuyệt đối giá trị tới hạn thì giả

thuyết H0 sẽ bị bác bỏ, tức chuỗi dữ liệu có tính dừng và ngược lại chấp nhận giả

thuyết H0, tức dữ liệu không có tính dừng. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị:

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến:

Biến Thống kê t Kết luận Bậc tích hợp

Lg -1,904416 Chuỗi không dừng

 

D(Lg) -4,591032*** Chuỗi dừng I(1)

LIg -0,579631 Chuỗi không dừng

 

D(LIg) -6,052259*** Chuỗi dừng I(1)

LIp -3,734799** Chuỗi dừng I(0)

LIf -1,715619 Chuỗi không dừng

 

D(LIf) -8,990200*** Chuỗi dừng I(1)

LL -3,839081** Chuỗi dừng I(0) Ghi chú: *** ứng với mức ý nghĩa 1%, ** ứng với mức ý nghĩa 5% và * ứng với

mức ý nghĩa 10%.

Giá trị tới hạn (Test critical values):

Mức ý nghĩa 1% 5% 10%

τ -4,394309 -3,612199 -3,24308

Nguồn: Tác giả tự tính toán trên phần mềm Eviews 6.0.

Xem thêm phụ lục 05: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến.

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy các biến Lg, LIg, LIf là tích hợp bậc 1, các biến LIp và LL cùng tích hợp bậc 0.

Theo Pesaran và Shin (1999), Hamuda và cộng sự (2013), Mehrara và Musai (2011), nếu như chúng ta không đảm bảo về thuộc tính về nghiệm đơn vị hay tính dừng của hệ thống dữ liệu, các biến không cùng mức liên kết I(1) hoặc I(0) thì áp dụng thủ tục ARDL là thích hợp nhất cho nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư CÔNG đối với TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 57)