3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng
-Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thực vật.Theo dõi 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức(15 cây/1 công thức).
Đối với bệnh mốc sương- Phytophthora infestans: phương pháp xác định cấp độ bệnh hại bằng cách đếm số cây bị bệnh hại ở mỗi cấp rồi tính theo công thức:
+ Lá bị bệnh được phân cấp như sau: Cấp 0: không bị bệnh; Cấp 1: bộ phận bị bệnh chiếm từ 1-10% diện tích Cấp 2: bộ phận bị bệnh từ 11- 30% diện tích; Cấp 3: bộ phận bị bệnh 31- 50% diện tích; Cấp 4: bộ phận bị bệnh 51- 75% diện tích; Cấp 5: bộ phận bị bệnh >75% diện tích. - Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ bệnh(%) = Tổng số lá điều traSố lá bị bệnh x 100 Chỉ số bệnh (%) = a.n x 100 C.N
Trong đó: a: Cấp bệnh
n: Số bộ phận bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số cây hoặc bộ phận điều tra C: Cấp bệnh cao nhất theo quy ước
Đối với bệnh xoăn lá - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV) và héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith: đếm tổng số cây bị bệnh trên tổng số cây trên mỗi lần nhắc lại trên từng công thức.
Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây theo dõi
* Sâu xám hại cây con - Agrotis upsilon Rottemberg. Sâu đục quả gồm sâu
xanh - Heliothis armigera H. và sâu khoang -Spodoptera littura Fabr.
Phương pháp điều tra sâu hại: áp dụng phương pháp 5 điểm đường chéo góc, mỗi lần nhắc lại 5 cây, quan sát các bộ phận của cây gồm thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả kể cả các nụ, hoa, quả bị rụng xuống gốc cây. Đếm số nụ, hoa, quả có trên cây và số nụ, hoa quả bị rụng xuống có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại. Đồng thời đếm số lượng sâu trên các bộ phận của cây, thu và bổ những quả bị hại để xác định số lượng sâu nằm trong quả. Các cây theo dõi của mỗi đợt điều tra không cố định.
Lấy kết quả số liệu sau 5 ngày sau khi phun thuốc. + Chỉ tiêu đánh giá.
Tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây bịsâu x 100 Tổng số cây theo dõi
Mật độ sâu (con/cây) = Tổng số sâu bắt được Tổng số cây theo dõi