3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với giống cà chua TN 386 tại Thái Nguyên.
- Thí nghiệm gồm 4 công thức: Lượng phân bón tính cho 1 ha
Nền: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800kg vôi bột + 100P2O5 + 150kgK2O
Phân hữu cơ sinh học NTT: Thành phần: Mùn là 3,5%; N.P.K 2,5 :1:1; A xít Humic 6%; Vi sinh vật hữu hiệu 2x106Cfu/g. N- P2O5(hh) - K2O, kết
hợp. Vi sinh vật hữu hiệu ( Vi sinh vật phân giải Xenlulo, phân giải lân khó tiêu, ..., tinh bột,....) 2x106Cfu/g.
+ Công thức 1 (đ/c): Nền + 120kgN + Công thức 2:Nền +90kgN + Công thức 3: Nền+ 60kgN + Công thức 4:Nền+ 30kgN
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), ba lần nhắc lại, Diệntích ô thí nghiệm: 1,6m6,3m = 10m2(kể cả rãnh). Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 1 3 4 3 2 1 2 4 3 4 1 2 Dải bảo vệ
- Thí nghiệm nội dung 2:
+ Thí nghiệm sử dụng công thức 2 (với mức đạm 90kgN kết hợp với nền) đây là công thức tốt nhất được xác định ở nội dung 1 để thử nghiệm các biện pháp bảo vệ thực vật khác nhau.
+ Thí nghiệm gồm 4 công thức: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sinh học đối với giống cà chua TN 386 tại Thái Nguyên.
Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly và phun theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản xuất.
Công thức 1 (đ/c):sử dụng thuốc BVTV hóa học: - Bệnh héo rũ sử dụng: Avalon 8WP
- Bệnh xoăn lá sử dụng: Kacie 250 EC, để diệt trừ bọ phấn. -Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Sherpa 25 EC
- Bệnh héo rũ sử dụng:Pseudomonas fluorescens - Bệnh xoăn lá sử dụng: Vertimec 1.8 EC.
-Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Atabron 5 EC Công thức 3:Sử dụng thuốc BVTV sinh học
- Bệnh héo rũ sử dụng:Bacillus polymyxa - Bệnh xoăn lá sử dụng: Vertimec 1.8 EC.
-Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Atabron 5 EC Công thức 4:Trồng xen hành lá với cà chua.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với ba lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 1,6m6,3m = 10m2(kể cả rãnh).
Sơ đồ bố trí thí nghiệm D ải bả o vệ D ải bả o vệ Dải bảo vệ D ải bả o vệ NL 1 NL 2 NL 3 2 3 1 3 2 4 1 4 3 4 1 2 Dải bảo vệ 2.3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật 2.3.2.2.1. Thời vụ:
Nội dung 1 tiến hành trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 Nội dung 2 tiến hành trong vụ Xuân Hè 2014.
2.3.2.2.2.Vườn ươm
Thí nghiệm 1: Gieo ngày 15/09/2013 Thí nghiệm 2: Gieo ngày 17/02/2014
- Chọn đất: Đất thịt nhẹ, thoát nước và tiêu nướctốt, đủ ánh sáng, pH trung tính, thuận tiện cho đi lại vàchăm sóc.
-Làm đất:Đảm bảo tơi xốp, dọn sạch cỏ dại.
-Chăm sóc vườn ươm.
2.3.2.2.3.Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất
- Sau khi trồng ra ruộng cần tưới nước mỗi ngày 02 lần (sáng, chiều). Đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tuỳ điều kiện thời tiết mà có lượng tưới,cách tưới khác nhau.
-Làm đất: Thí nghiệm được trồng trên đất thịt nhẹ, cày bừa kỹ và sạch cỏ dại. - Lên luống: Rộng 145cm, cao 26 - 30cm.
- Mật độ trồng: 2 hàng/luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 45cm. - Bón phân: Quy trình bón phân cho 01 ha:
+Lượng phân:
Thí nghiệm 1:(theo từng công thức thí nghiệm như mục 2.3.2.1)
Thí nghiệm 2:Sử dụng công thức tốt nhất ở thí nghiệm 1 (Nền + 90kgN). + Cách bón:
- Vôi bột: 800 kg/ha, rắc trong khi làm đất
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân+ 20% đạm + 30% phân kali..
Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ bón
Bón thúc lần 1: Sau khi hồi xanh 7- 8 ngày sau trồng,bón 10%đạm; Bón thúc lần 2: Khi cây ra nụ: 20% đạm, 20% kali;
Bón thúc lần 3: Khi cây ra quả rộ: 30% đạm, 30% kali;
Bón thúc lần 4: Sau khi thu quả đợt 1. Bón nốt lượng phân còn lại. -Chăm sóc:
+ Vun xới:
Lần 1: Vun xới và làm cỏ sau khi cây hồi xanh; Lần 2: Làm cỏ và vun gốc kết hợp bónphân lần 2. + Làm cỏ: Làm sạch cỏ sau khi vun xới.
+ Cắm giàn, buộc dây và tỉa cành:Khi cây đạt chiều cao 30- 40 cm thì làm giàn. + Buộc dây: Dùng dây mềm buộc cây vào giàn.
+ Tỉa cành: Tỉa bỏ những nhánh mọc từ nách lá để tập trung dinh dưỡng cho thân chính và cành cấp 1ra hoa, quả,đồng thời tạo sự thông thoáng cho luống.
- Phòng trừ sâu bệnh hại chính cho cây cà chua như sâu xanh, sâu đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá, bệnh mốc sương cà chua.
2.3.3. Các chỉ tiêuvà phương pháptheo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi dựa vào QCVN 01-63:2011/BNNPTNT
2.3.3.1.Giai đoạn sinh trưởng, phát triển
- Thời gian từ gieo đến mọc(ngày). - Thời gian từ mọc đến trồng(ngày).
- Thời gian từ trồng đến ra hoa(ngày). Là ngày có khoảng 50% sốcây trên ô có hoa đầu
- Thời gian từ trồng đến đậuquả(ngày). Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có quả đậu.
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín (ngày). Là ngày có khoảng 50% số cây trên ô có quả chín có thể thu hoạch.
- Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch (ngày). Là ngày có trên 3/4 số cây trên ô đã thu hết quả thương phẩm.
- Tổng thời gian sinh trưởng: Được tính bằng số ngày từ khi gieo hạt đến kết thúc thu hoạch.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng
-Động thái tăng trường chiều cao cây (cm): đo phần thân chính từ cổ rễ đến ngọn cây của 5 cây mẫu liên tục/1 lần nhắc lại/công thức, lấy ngẫu nhiên trừ cây đầu luống, cứ 7 ngày/1 lần.
-Động thái ralá trên thân chính (lá): đếm số láthậttrên thân chính của 5 cây mẫu liên tục/1 lần nhắc lại/công thức, lấy ngẫu nhiên trừ cây đầu luống, cứ 7 ngày/1 lần.
2.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả
- Tỷ lệ đậu quả (%): đếm số quả đậu trên tổng số hoa của 5 câyngẫu nhiên/1 lần nhắc lại/công thức vào thời kỳ kết thúc đậu quả. Tính tỷ lệ % = tổng số quả đậu/tổng số hoa trên cây100.
- Yếu tố cấu thành năng suất được tính như sau: số cây mẫu 5 cây - Số quả TB/cây = tổng số quả thu được/tổng số cây cho thu hoạch.
- Khối lượng trung bình/quả (gram) = tổng khối lượng quả các đợt thu/tổng số quả thu.
- NSLT = KLTB/quảsố quả TB/cây mật độ trồng (tấn/ha).
- NSTT = khối lượng quả thực thu trên ô thí nghiệm, sau đótính ra 1ha (tấn/ha).
2.3.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả
Phân tích một sốchỉ tiêu chất lượng trên quả cà chua như:hàm lượng đường tổng số; hàm lượng Vitamin C, độ Brix và hàm lượng NO3-. Phân tích sau khi thu mẫu không quá 3 ngàyở chùm quả 2-3.
-Hàm lượng vitaminC (mg/100g chất tươi), theo phương pháp chuẩn độ a xít
ascobic bằng cách cho a xítascobic khử muối natri của2,6 Diclophenolindophenol.
-Hàm lượng đường tổng số: Phương pháp định lượng theo Bertrand -Độ Brix đo theo phương pháp khúc xạ kế tại phòng TN Rau-Quả
2.3.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng
-Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp hiện hành của Viện Bảo vệ thực vật.Theo dõi 5 cây/1 lần nhắc lại/công thức(15 cây/1 công thức).
Đối với bệnh mốc sương- Phytophthora infestans: phương pháp xác định cấp độ bệnh hại bằng cách đếm số cây bị bệnh hại ở mỗi cấp rồi tính theo công thức:
+ Lá bị bệnh được phân cấp như sau: Cấp 0: không bị bệnh; Cấp 1: bộ phận bị bệnh chiếm từ 1-10% diện tích Cấp 2: bộ phận bị bệnh từ 11- 30% diện tích; Cấp 3: bộ phận bị bệnh 31- 50% diện tích; Cấp 4: bộ phận bị bệnh 51- 75% diện tích; Cấp 5: bộ phận bị bệnh >75% diện tích. - Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ bệnh(%) = Tổng số lá điều traSố lá bị bệnh x 100 Chỉ số bệnh (%) = a.n x 100 C.N
Trong đó: a: Cấp bệnh
n: Số bộ phận bị bệnh ở cấp tương ứng N: Tổng số cây hoặc bộ phận điều tra C: Cấp bệnh cao nhất theo quy ước
Đối với bệnh xoăn lá - Tomato Yellow Leaf Curly Virus (TYLCV) và héo
xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith: đếm tổng số cây bị bệnh trên tổng số cây trên mỗi lần nhắc lại trên từng công thức.
Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh x 100 Tổng số cây theo dõi
* Sâu xám hại cây con - Agrotis upsilon Rottemberg. Sâu đục quả gồm sâu
xanh - Heliothis armigera H. và sâu khoang -Spodoptera littura Fabr.
Phương pháp điều tra sâu hại: áp dụng phương pháp 5 điểm đường chéo góc, mỗi lần nhắc lại 5 cây, quan sát các bộ phận của cây gồm thân, lá, ngọn, nụ, hoa, quả kể cả các nụ, hoa, quả bị rụng xuống gốc cây. Đếm số nụ, hoa, quả có trên cây và số nụ, hoa quả bị rụng xuống có triệu chứng bị sâu hại để xác định tỷ lệ hại. Đồng thời đếm số lượng sâu trên các bộ phận của cây, thu và bổ những quả bị hại để xác định số lượng sâu nằm trong quả. Các cây theo dõi của mỗi đợt điều tra không cố định.
Lấy kết quả số liệu sau 5 ngày sau khi phun thuốc. + Chỉ tiêu đánh giá.
Tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây bịsâu x 100 Tổng số cây theo dõi
Mật độ sâu (con/cây) = Tổng số sâu bắt được Tổng số cây theo dõi
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm AnovaSAS 8 Institute (1999).
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn lượng đạm bón thích hợp trong tổ hợp phân bón cho giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại
Thái Nguyên
Mọi cây trồng từ gieo đến kết thúc thu hoạch đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Quá trình nàyđược chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, thông thường đối với cây cà chua được chia ra làm 2 giai đoạn cơ bản đó là:
-Giai đoạn trong vườn ươm. -Giai đoạn ngoài ruộng sản xuất.
Việc xác định và phân chia giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau có vai trò quan trọng đối với việc chăm sóc, tác động các biện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà chua.
3.1.1.1.Giai đoạn vườn ươm
Thời gian từ gieo tới mọc
Hạt chỉ nảy mầm khi chúng gặp điều kiện sinh trưởng thuận lợi như: đất đủ ẩm, đủ oxi, nhiệt độ thích hợp và ánh sáng. Quá trình nảy mầm bắt đầu với sự hấp thu nước nhờ cơ chế hút trương của hạt. Môi trường nước trong hạt cần để khởi động bộ máy chuyển hóa vật chất, có tác dụng phân giải tinh bột, chất béo và tổng hợp nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình nảy mầm. Do đó nước là yêu cầu tuyệt đối cho sự nảy mầm. Chúng tôi tiến hành ngâm hạt trước rồi gieo hạt vào ngày 15/9/2013 (vụ Đông Xuân)gieo trực tiếp vào khay xốp trên giá thể. Sau đó 3 ngày thì tất cả hạt đều mọc 100% do vào thời điểm gieo hạt gặp điều kiện nhiệt độ vụ Đông Xuân trung bình 26,4 độ C, ẩm độ 85% cung cấp đủ nước cho hạt (tưới 2 lần/ngày) là hai yếu tố tốt cho hạt cà chua nảy mầm thuận lợi. Tỷ lệ hạt nảy mầm 100% chứng tỏ chất lượng hạt giống tốt.
3.1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 ngoài ruộng sản xuất
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ngoài ruộng sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống, điều kiện chăm sóc, phân bón và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng.
Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa: Việc xác định thời gian này là rất quan trọng có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ để thời gian nở hoa tránh được các điều kiện bất lợi của môi trường, bởi thời gian nở hoa, thụ phấn thụ tinh là thời kỳ rất mẫn cảm với điều kiện môi trường, đặt biệt là nhiệt độ, chỉ cần gặp điều kiện nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn dưới dẫn đến không có năng suất.
Nắm được đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp chúng ta xác định và chủ động tác động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra, nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Từ đó xây dựng được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các công thức khác nhau
Đơn vị: ngày
Công thức
Thời gian từ trồng đến ngày Tổng thời gian sinh
trưởng Ra hoa Đậu quả Quả chín Kết thúc thu hoạch
1 (Đ/C) 30 38 79 113 143
2 29 38 78 112 142
3 28 39 78 111 141
4 28 39 77 110 140
Ghi chú: Tổng thời gian sinh trưởng được tính cả thời gian cây con trong vườn ươm và ngoài ruộng sản xuất.
Cây cà chua rất mẫn cảm với phân bón đặc biệt đạm vì vậy sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả. Sự ra hoa của cây là điều kiện quan trọng nhất liên quan tới sự hình thành quả. Nếu ra hoa muộn thì sự hình thành quả cũng muộn. Việc giảm thời gian của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có thể làm cho ra hoa, hình thành quả sớm. Nhưng nếu kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng thì số lá và diện tích lớn hơn tạo điều kiện cho hoavà phát triển quả tốt hơn. Cho nên ngoài chọn tạo ra giống có khả năng chín tập chung ta còn áp dụng được các biện pháp kĩ thuật như phân bón để phát triển năng suất cây trồng.
Qua bảng 3.1 cho thấy, các công thức thí nghiệm được tiến hành trên cùng một giống, trồng trong cùng một ngày (30 ngày sau gieo) nên khi trồng ra ngoài đồng ruộng sản xuất trên các công thức khác nhau thì các giaiđoạn sinh trưởng, phát triển có sự khác nhau không nhiều. Thời gian từ trồng đến khi ra hoa, công thức 3 và 4 có thời gian ra hoa sớm nhất 28 ngày sau trồng, công thức đối chứng có thời gian ra hoa muộn hơn các công thức khác là 30 ngày sau trồng. Giai đoạn từ trồng đến đậu quả của cà chuaở các công thức khác nhau dao động từ 38-39 ngày. Sau khi đậu quả nếu gặp điều kiện thuận lợi quả sẽ phát triển nhanh tới kích thước tối đa trong nửa đầu thời gian ra hoa đến khi chín hoàn toàn, thời gian sau chủ yếu tích lũy tinh bột và đường vào quả,