SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại công ty may 10 (Trang 32)

3. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY MAY 10:

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Năm

Năm 2000

Ngày Chứng từ

Diễn giải TK Số tiền

ghi sổ Số Ngày đối ứng Nợ Có

Tháng 5/2000

03/5/00 001/PX 02/5/00 Xuất vật tư vào sản xuất 152 2.517.546.97 3 31/5/00 245/PN 29/5/00 Vật tư chưa sử dụng nhập

kho

152 28.711.782

31/5/00 035/FX 07/5/00 Xuất CCDC vào sản xuất 153 20.090.482

31/5/00 Kết chuyển CP NVL 154 2.508.925.67 3 Cộng tháng 5/2000 2.537.637.45 5 2.537.637.45 5 Biểu số 1:

Sơ đồ 13: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP

TK 152 TK 621 TK 152

*** ***

Xuất NVL vào SXSP Vật tư chưa sử dụng nhập kho 2.517.546.973 28.711.782

TK 153 TK 154

Xuất công cụ vào SXSP *** 20.090.482 2.508.925.673

K/c chi phí NVL

b) Chi phí nhân công trực tiếp:

Chức năng chính của Công ty May 10 là sản xuất các sản phẩm may mặc, trong đó các sản phẩm sản xuất gia công theo đơn đặt hàng chiếm tới 50% tổng sản lượng của Công ty, do đó chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của Công ty.

Hiện nay, Công ty có khoảng 3.500 cán bộ công nhân viên trong đó lực lượng lao động trực tiếp chiếm tới 87%. Tại Công ty May 10 cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, chi phí nhân công trực tiếp chính là tiền lương và các khoản trích theo quy định nộp vào Ngân sách Nhà nước của công nhân sản xuất và các khoản phụ cấp khác. Công ty May 10 đã được cơ quan chủ quản giao cho mức trích lập quỹ lương toàn Công ty là 52% trên tổng doanh thu. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất được tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương của công nhân.

Hàng tháng căn cứ vào báo cáo kết quả lao động, thời gian lao động do các nhân viên kinh tế của các xí nghiệp thành viên gửi lên và căn cứ vào cơ chế trả lương, thưởng Công ty đã xây dựng, bộ phận lao động tiền lương thuộc Phòng

Tổ chức hành chính sẽ tính toán và xác định số tiền lương thực tế phải trả cho từng công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng tổ sản xuất, từng xí nghiệp thành viên, sau đó gửi cho Phòng Kế toán. Trên cơ sở đó, bộ phận kế toán tiền lương tiến hành tổng hợp chi phí cho công nhân trực tiếp sản xuất cho từng xí nghiệp thành viên, từng loại sản phẩm.

Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất được tính trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định hiện hành được xác định là một khoản mục chi phí cơ bản và được hạch toán riêng.

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả khác

Các tài khoản trên được mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính và theo yêu cầu quản lý của Công ty. Toàn bộ công việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công được phản ánh trên Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 3).

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất theo bút toán:

Nợ TK 622: Chi phí NC TT 5.214.960.347 (Nợ TK 6221: XNTV 1: 553.773.400 Nợ TK 622...: XNTV...: ....) Có TK 334: Phải trả CNVC 5.032.960.918 Có TK 338: Phải trả khác 181.999.429 (Chi tiết: TK 3382: KPCĐ 56.264.312 TK 3383: BHXH 110.942.750 TK 3384: BHYT 14.792.367)

Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tập hợp CPSX theo bút toán sau:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD DD 5.214.960.347 Có TK 622: Chi phí NCTT 5.214.960.347

Ngoài tổ chức sản xuất trong nội bộ, Công ty mà còn thuê ngoài gia công. Khoản chi phí phải trả cho các đơn vị nhận gia công được hạch toán, theo dõi ở khoản mục "Tiền lương gia công" và được tính toán theo dõi trên Sổ Theo dõi Lương Gia công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Theo hợp đồng gia công ký kết với Công ty May Phù Đổng: Đơn giá gia công 1 sản phẩm sơ mi HAN là 9.478 đồng

Khối lượng sản phẩm nhập kho của Công ty trong tháng 5/2000 là 7.150 chiếc.

Toàn bộ số tiền Công ty phải trả cho Công ty May Phù Đổng được tính toán và theo dõi trên Sổ Theo dõi Lương Gia công như sau:

Biểu số 2: SỔ THEO DÕI LƯƠNG GIA CÔNG THÁNG 5/2000 Tên đơn vị: Công ty May Phù Đổng

Ngày giao hàng Tên sản phẩm Đơn giá Khối lượng Thành tiền

17/5/2000 Sơ mi HAN 9.478 7.150 67.767.700 23/5/2000 Jacket Hà Lan 21.300 2.800 59.640.000

Cộng 127.407.700

Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí lương gia công trực tiếp vào tài khoản 154 để xác định CPSX trong tháng:

Nợ TK 154: Chi phí SXKD DD 127.407.700 Có TK 331 (Phải trả người bán): 127.407.700

Sơ đồ 14: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

TK 334 TK 622 TK 154

*** ***

Các khoản phải trả CNSX Kết chuyển CP NC TT 5.032.960.918 5.214.960.347 TK 338

***

Các khoản trích theo lương cho CNSX 181.999.429

TK 331 ***

Tiền thuê ngoài gia công phải trả 127.407.700

c) Kế toán tập hợp và phân bổ CPSX chung:

CPSX chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý, điều hành sản xuất các xí nghiệp thành viên, các phân xưởng, tổ sản xuất. Khoản mục CPSX chung ở Công ty May 10 bao gồm những nội dung chủ yếu sau: chi phí

nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ quản lý ở các xí nghiệp thành viên, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Toàn bộ CPSX chung được theo dõi, phản ánh ở TK 627 và được mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính và theo yêu cầu quản lý, theo dõi ở từng Xí nghiệp thành viên. Tuy nhiên một số khoản mục CPSX chưa mở chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính (Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở chương 3).

Ở các xí nghiệp thành viên, Công ty không những phải trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất mà còn phải trả lương cho các nhân viên quản lý ở xí nghiệp. Hàng tháng, kế toán phải hạch toán đầy đủ các khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ (được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Phụ lục 3). Để tập hợp và phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý ở các xí nghiệp, kế toán áp dụng các phương pháp như đối với NVL trực tiếp. Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao về sản xuất và chất lượng sản phẩm, Công ty May 10 đã đầu tư nhiều loại máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại, có giá trị lớn. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả, Công ty cần phải có vốn để thực hiện tái đầu tư các trang thiết bị đó. Một phần của nguồn vốn đó được hình thành từ các khoản trích khấu hao tài sản cố định mà hàng tháng Công ty tính vào CPSX kinh doanh. Việc tính và trích khấu hao hàng năm được đăng ký với Cục quản lý vốn về tỷ lệ khấu hao áp dụng tại Công ty do bộ phận kế toán TSCĐ thực hiện và được phản ánh trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Căn cứ vào bảng tính lương do Phòng Tổ chức lập, kế toán phản ánh chi phí cho nhân viên phân xưởng trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 3) theo bút toán sau:

Nợ TK 6271: CP nhân viên: 200.758.386 (Nợ TK 62711: XNTV1: 27.185.692 Nợ TK 6271...: XNTV..: ... ) Có TK 334: Phải trả CBCNV 186.959.800 Có TK 338: Phải trả khác 13.798.586

- Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Phụ lục 2), kế toán tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ sản xuất cho sản xuất chung như sau:

Nợ TK 6272: Chi phí vật liệu: 277.107.659 (Nợ TK 62721: XNTV1: 15.406.087

Nợ TK 6272... ... ) Có TK 152: NVL: 252.305.045 Có TK 153: CCDC: 24.802.614

- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ Tài chính với mức khấu hao theo bản đăng ký khấu hao đã được duyệt: với TSCĐ là nhà xưởng là 5%/năm; với thiết bị may là 12%/năm; với thiết bị văn phòng là 20%/năm. Căn cứ vào kết quả tính toán mức trích khấu hao, kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ cho CPSX chung:

Nợ TK 6274: CP. KHTSCĐ: 439.741.383 (Nợ TK 62741: XNTV1: 58.940.660

Nợ TK 6274... ... ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ: 439.741.383

- Kế toán căn cứ vào các hoá đơn về tiền điện, điện thoại, nước và các khoản chi bằng tiền khác để lập "Tờ chi tiết phát sinh" các TK 111, 112 và "Bảng tổng hợp thanh toán công nợ", trên cơ sở đó tiến hành tập hợp cho CPSXC trong tháng:

Nợ TK 6278: CPSXC khác: 511.556.236 (Nợ TK 62781: XNTV1: 80.352.000

Nợ TK 6278... ... )

Có TK 112: TGNH: 120.220.836

Có TK 331: PTNB: 391.335.400

- Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển CPSXC sang TK 154 để tập hợp CPSX trong kỳ:

Nợ TK 154: 1.429.163.664 Có TK 627: 1.429.163.664

Trên cơ cở hạch toán như trên, kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu số 3).

Biểu số 3:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp tại công ty may 10 (Trang 32)