3. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY MAY 10:
3.1. Kế toán Chi phí sản xuất:
3.1.1. Đối tượng tập hợp CPSX của Công ty:
Nhận thức được tầm quan trọng của đối tượng tập hợp chi phí, kế toán luôn quan tâm và coi trọng đúng mức việc xác định đối tượng tập hợp CPSX của Công ty. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình phức tạp kiểu liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ. Kết quả sản xuất của mỗi giai đoạn đều tạo ra bán thành phẩm, chúng không được bán ra ngoài, chỉ những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Mặt khác, sản phẩm sản xuất của Công ty có khối lượng lớn và được phân chia thành một số loại nhất định được bố trí sản xuất tại các xí nghiệp thành viên với chu kỳ sản xuất rất ngắn. Mặt khác, quy trình sản xuất ở mỗi xí nghiệp thành viên đều được bố trí giống nhau. Xuất phát từ những đặc điểm đó, đối tượng tập hợp CPSX được xác định tại Công ty là từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó xác định chi phí cho từng loại sản phẩm sản xuất.
3.1.2. Phương pháp tập hợp CPSX áp dụng tại Công ty:
Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và tuỳ thuộc vào nội dung của từng loại chi phí mà kế toán vận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp để phục vụ cho việc tính giá thành của thành phẩm. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, chứng từ kế toán và các chứng từ hợp lệ khác có liên quan đến công tác kế toán, bộ phận kế toán liên quan sẽ tiến hành xử lý, tổng hợp chi phí theo nội dung và mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất một cách cụ thể, chi tiết.
a) Chi phí NVL trực tiếp dùng vào sản xuất:
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ những chi phí nguyên liệu chính và vật liệu phụ dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Trong thực tế NVL chính sử dụng vào sản xuất của Công ty bao gồm các loại vải với đặc điểm nổi bật là rất phong phú về thể loại do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên nguyên liệu đó như: chất liệu, màu sắc ... Cũng như nguyên liệu chính, vật liệu phụ bao gồm nhiều chủng loại như: kim, chỉ, nhãn mác, cúc, mex ...
Chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá trị thực tế của chi phí đó. Cụ thể là, kế toán sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của NVL xuất dùng để tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm sản xuất, đặc biệt là trong trường hợp gia công theo đơn đặt hàng thì NVL của đơn đặt hàng nào chỉ được dùng để sản xuất loại sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó.
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp, Công ty sử dụng các tài khoản sau: - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu: mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của Công ty.
- TK 621: Chi phí NVL trực tiếp: theo dõi chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng xí nghiệp thành viên:
Hoạt động SXKD của Công ty được tiến hành theo phương thức: Nhận gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do đó chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo hai phương thức trên cũng được hạch toán theo hai cách phù hợp với đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty.
• Theo phương thức gia công theo đơn đặt hàng:
Khi xuất NVL dùng vào sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho do các nhân viên kinh tế ở kho lập theo số lượng chủng loại NVL xuất dùng, đối tượng sử dụng và địa điểm phát sinh chi phí, kế toán tiến hành phân loại, tổng hợp và lập bảng kê xuất NVL (Phụ lục 1).
Kế toán không phản ánh phần giá trị của NVL do khách hàng mang đến mà chỉ tiến hành phân bổ phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho NVL chính theo số lượng của từng lần xuất và phần chi phí đó được coi là giá trị của NVL xuất dùng. Công việc tính toán và phân bổ chi phí được thực hiện theo công thức sau:
Theo số liệu của Công ty May 10, trong tháng 5/2000, xuất 79.045,28 mét vải Kaneta cho Xí nghiệp 1 để sản xuất sơ mi Kaneta:
- Tổng số nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng: 187.500 mét - Tổng số nguyên vật liệu nhập kho trong tháng: 25.000 mét - Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang: 33.750.000 đồng - Tổng số chi phí cần phân bổ trong tháng: 3.437.500 đồng
Hệ số phân bổ chi phí cho 1 mét NVL = Tổng số chi phí chưa phân bổ tháng trước chuyển sang
+ Tổng số chi phí cầnphân bổ trong tháng
Tổng số (mét) NVL tồn đầu tháng
+ Tổng số (mét) NVL nhập trong tháng
CP vận chuyển phân
Số chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng để sản xuất sản phẩm sơ mi Kaneta là: Hệ số phân bổ chi phí 33.750.000 + 3.437.500 = = 175 đồng cho 1 mét NVL 187.500 + 25.000 Chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL = 79.045,28 x 175 = 13.832.924 đồng xuất dùng
Vậy, trị giá vốn của NVL dùng vào sản xuất sơ mi Kaneta là: 13.832.924 đồng.
• Đối với những NVL Công ty phải mua để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa:
Khi xuất NVL dùng vào sản xuất, các nhân viên kinh tế tại kho lập các phiếu xuất vật tư trên đó ghi rõ số lượng, chủng loại NVL xuất dùng, đối tượng sử dụng và địa điểm phát sinh chi phí.
Kế toán xác định trị giá vốn của NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền của hàng hiện có.
Đơn giá bình quân Tổng trị giá của NVL hiện có trong kho =
của 1 mét NVL Tổng số (mét) NVL hiện có Trị giá vốn của Số lượng (mét)
= x Đơn giá bình quân
NVL xuất dùng NVL xuất kho
Theo số liệu tháng 5/2000 tại Công ty May 10:
Xuất 5.568 mét vải loại PTE57 cho xí nghiệp 1 để sản xuất sơ mi nội địa.
Số lượng Trị giá
Vải tồn đầu tháng 7.813 mét 206.934.000 Vải nhập trong tháng 2.650 mét 71.028.600 Đơn giá bình quân 206.934.000 + 71.028.600
= = 26.565,24 đồng
của 1 mét NVL 7.813 + 2.650 Trị giá vốn của
= 5.568 x 26.565,24 = 147.915.256 đồng NVL xuất dùng
Sau khi xác định được trị giá của NVL xuất dùng trong tháng, dựa trên các phiếu xuất kho, bộ phận kế toán NVL tiến hành phân loại, tổng hợp và lập bảng kê chi tiết xuất NVL theo giá thực tế bằng giá hạch toán cộng chi phí vận chuyển phân bổ cho NVL xuất dùng (Phụ lục 1).
Cuối tháng, căn cứ vào các bảng kê xuất, bảng tính giá NVL, công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành tập hợp, tính toán phân bổ giá trị NVL xuất dùng cho từng xí nghiệp thành viên theo từng khoản mục chi phí NVL chi tiết, và lập Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (Phụ lục 2).
Căn cứ vào các bảng Phân bổ NVL, CCDC trong tháng, kế toán hạch toán chi phí NVL trực tiếp như sau:
Nợ TK 621: Chi phí NVLTT: 2.537.637.455 (Chi tiết: Nợ TK 6211: XNTV1: 364.184.646
Nợ TK 621..: XNTV... ...) Có TK 152: Nguyên vật liệu: 2.517.546.973 Có TK 153: Công cụ, dụng cụ: 20.090.482
Cuối tháng căn cứ vào bảng kê nhập kho NVL chưa sử dụng đến ở khâu cắt nhập lại kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: NVL 28.711.782
Có TK 621: CP NVLTT 28.711.782
(Chi tiết: Có TK 6212: XNTV2 854.685 Có TK 6214: XNTV4 5.407.350 ...)
Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí NVL trong tháng kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo bút toán:
Nợ TK 154: CP SXKD DD 2.508.925.673 Có TK 621: CP NVL TT 2.508.925.673 Kế toán ghi sổ cái TK 621 theo các bút toán trên: