Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoà

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 42)

ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài

Trong thời gian qua công tác đào tạo nguồn LĐ của ta tuy đã có những tiến bộ nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về kỹ thuật, tay nghề, LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 29%. Đó là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, thừa LĐ phổ thông, nhưng thiếu LĐ có kỹ năng cao. Mặt khác, NLĐ Việt Nam lại yếu ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp, kiến thức công nghệ thông tin, yếu sức khỏe. Bất lợi này đã và đang dẫn đến xu hướng bị ép giảm giá cả LĐ trên thị trường trong nước và quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do:

2.2.2.1. Giáo dục định hướng còn bị coi nhẹ, đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài, nhất là những ngành nghề mà thị trường lao động quốc tế đang thiếu hụt nhân lực.

Sau khi trúng tuyển, LĐ được tham gia học ngoại ngữ và nâng cao tay nghề và giáo dục định hướng để được trau dồi kỹ năng thực hành nghề, khả năng giao tiếp, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của nước mà NLĐ sẽ đến làm việc. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo của DN XKLĐ chủ yếu mới đào tạo ngoại ngữ còn giáo dục định hướng vẫn bị coi nhẹ. Một số ít DN có trường dạy nghề nhưng cũng không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường. Mặt khác, tuyệt đại bộ phận NLĐ khi có nguyện vọng

đi làm việc ở NN đều muốn đi bằng con đường nhanh nhất. Họ không đủ kiên trì và không thể tự túc kinh phí để theo học một khóa chính quy 12 - 24 tháng. Các cơ sở dạy nghề (không thuộc DN XKLĐ) trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về chất lượng đào tạo nhưng ngoài một số trường và trung tâm lớn, phần đông chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo như chuyên ngành thợ hàn 3G, 6G... Có trường hợp, DN XKLĐ phối hợp với một trung tâm đào tạo để tuyển đối tượng đã được học nghề trong 16 tháng, nhưng cả 60 người tham dự vẫn không tuyển được người nào. Trong khi nhiều sinh viên, kỹ sư có năng lực nhưng lại thiếu thông tin về chương trình này. Trước khi Bộ LĐ-TB&XH cho phép triển khai Đề án “Thí điểm đặt hàng đào tạo LĐ xuất khẩu” vào quý IV năm 2008 với mục tiêu cung cấp LĐ xuất khẩu có chất lượng, theo nhu cầu thị trường thay vì chỉ dựa vào nguồn nhân lực sẵn có và ít được đào tạo như thời gian qua, để tạo được “đầu vào” các DN XKLĐ đã phải áp dụng cách làm kiểu “giật gấu vá vai”: đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng trung tâm giảng dạy riêng rồi mời chuyên gia NN đào tạo lại những người đã được đào tạo tại các trường ở trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ LĐ vượt qua được các kỳ thi tuyển cũng chỉ từ 50-60%”.

Những sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán thường gây khó khăn cho NLĐ và đôi khi gây ra mâu thuẫn giữa chủ sử dụng LĐ và người làm thuê. Trong trường hợp này, vai trò của giáo dục định hướng rất quan trọng. Nó góp phần hạn chế tới mức thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn, đối với thị trường Trung Đông là các nước theo đạo hồi, có phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam, thì công tác giáo dục định hướng là không thể bỏ qua. Do chưa làm tốt khâu này mà trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc, như NLĐ Việt Nam trêu ghẹo phụ nữ Đạo hồi, ăn cắp tài sản của chủ sử dụng lao động, ăn trộm thú vật, thực vật

của người dân xung quanh nhà máy, nấu rượu, đánh nhau, biểu tình, đình công, tai nạn giao thông…

2.2.2.2. Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng chưa đạt yêu cầu

Mặt bằng ngoại ngữ của LĐ Việt Nam hiện nay kém xa so với các nước XKLĐ khác trong cùng khu vực Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a và Băng-la-đét. Sự yếu kém này là do cả một hệ thống, bắt nguồn từ nền giáo dục nước nhà còn khó khăn, công tác đào tạo ngoại ngữ cho học sinh mới chỉ chú trọng ở các tỉnh, thành phố lớn. Nếu nhìn ở góc độ hẹp hơn thì các DN XKLĐ chưa thực sự chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ, nhiều DN đào tạo rất qua loa. Chẳng những thế, còn xảy ra tình trạng gian lận, thi hộ ngoại ngữ như báo chí đã nêu. Ngày 25/4/2010, công an phường Dịch Vọng Hậu đã khám phá đường dây thi hộ tiếng Hàn để đi XKLĐ, trong đó có ông Đỗ Lê Hoàng - Trưởng phòng Kế toán Trung tâm LĐ ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH [93].

Kết cục là khi NLĐ đến xứ sở mới hoàn toàn xa lạ không có khả năng giao tiếp, nhiều sự cố phát sinh do bất đồng ngôn ngữ, phải chờ DN cử đại diện đến để giải quyết. Trong khi NLĐ của các nước khác hoàn toàn tự giải quyết những việc tương tự. Có trường hợp NLĐ Việt Nam đánh nhau với NLĐ nước khác, khi các nhà chức trách địa phương tra hỏi thì người Việt Nam không trả lời được, còn người nước ngoài đã bào chữa cho mình và đổ hết lỗi cho NLĐ Việt Nam. Hoặc những trường hợp chủ sử dụng LĐ trả lương không thỏa đáng hay đối xử bất công thì NLĐ Việt Nam thường không biết cách nào khác hơn là đình công để đòi quyền lợi, mà không thể đề đạt nguyện vọng có tình có lý đối với chủ sử dụng.

Các thị trường mới có thu nhập cao đang được mở ra, hứa hẹn nhiều việc làm hấp dẫn cho NLĐ Việt Nam như: Phần Lan, Mỹ, Úc, Ca-na-da, Niu- di-lân, Bồ Đào Nha… Tuy nhiên, các thị trường này lại cần LĐ lành nghề,

giỏi tiếng Anh. Ví dụ, muốn có visa vào Úc làm việc, NLĐ phải có kỹ năng nghề cao, kinh nghiệm làm việc thực tế, được đào tạo có cơ quan chức năng của Úc kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề và phải đạt trình độ tiếng Anh 5.0 điểm IETS trở lên. Đây quả là một yêu cầu khá cao so với trình độ của NLĐ Việt Nam. Hay theo như yêu cầu của phía Canada, để được cấp phép lao động vào làm ngành xây dựng, NLĐ phải đạt được chuẩn tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc 6.0 [97].

Tại sàn giao dịch việc làm lần thứ 7 được tổ chức tại Trung tâm giới thiệu việc làm Cần Thơ vào sáng 10/11/2009, các nhà tuyển dụng cần 200 NLĐ sang làm việc tại một số nước ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… với mức lương khá cao từ 15-20 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ tuyển được khoảng 10 hồ sơ.

Một trong những nguyên nhân chính của tình hình trên là do hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Việt Nam hiện nay vẫn còn quá nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tế, thiếu các giáo cụ trực quan hiện đại để thực hành nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 2 năm trở lại đây, năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam liên tiếp giảm thứ hạng, từ 68/131 năm 2007 xuống 70/134 năm 2008 và 75/133 năm 2009. Trong đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam xét theo chỉ tiêu giáo dục bậc cao vẫn bị đánh giá thấp, xếp hạng 98/134 năm 2008 và 92/133 năm 2009 [66] và chất lượng của hệ thống giáo dục xếp thứ 120 trên tổng số 130 quốc gia được xếp hạng [24]. Mặt khác, giữa cơ sở dạy nghề với DN XKLĐ chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hợp tác chiến lược.

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w