Những thiếu sót trong khâu tuyển chọn

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 37)

2.2.1.1. Tổ chức tuyển chọn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thiếu công khai, minh bạch.

Công tác chỉ đạo hoạt động XKLĐ ở nhiều địa phương thiếu chủ động, chính quyền chưa coi việc nắm bắt nhu cầu, tổ chức, điều hành và giới thiệu người đi lao động nước ngoài là trách nhiệm của mình, còn gây khó khăn, thậm chí vòi vĩnh DN XKLĐ làm cho chi phí XKLĐ tăng cao.

Theo chủ trương hiện nay của hầu hết các tỉnh thành, chỉ những DN được coi là có uy tín mới được phép liên kết tuyển chọn. Các DN muốn chứng minh là doanh nghiệp có uy tín phải có công văn giới thiệu của Cục Quản lý LĐ ngoài nước. Khi có công văn này, về các tỉnh, DN phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan đến tư cách pháp nhân, giấy phép XKLĐ, hợp đồng ký kết với đối tác... Sau khi thẩm định, sở LĐTBXH tỉnh, thành chỉ định cho DN về huyện nào thì về huyện ấy. Đến huyện rồi lại phải lần theo địa bàn xã cho phép mà đến, tuyển số lượng LĐ bao nhiêu, đến khi nào kết thúc đều bị chỉ định cụ thể. Chẳng hạn, ở tỉnh Lạng Sơn, muốn về các huyện Văn Lang, Lộc Bình, Đình Lập tuyển LĐ, các Công ty xây dựng và thương mại Traenco, Cty sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex, Cty du lịch và dầu khí Việt Nam... phải có công văn của Sở LĐTBXH Lạng Sơn chuyển xuống UBND các huyện trên. Tất nhiên, để có công văn này, các DN trên phải có đủ các giấy tờ cần thiết như dã nói ở trên,

Nhiều địa phương lại gây khó khăn với cả LĐ địa phương mình và tạo rào cản cho DN. Tại hội nghị triển khai kế hoạch XKLĐ giai đoạn 2007 - 2010, nhiều DN XKLĐ đã tỏ ra rất bức xúc về "giấy phép" tuyển LĐ tại các địa phương. Nhiều dẫn chứng đã được các doanh nghiệp đưa ra như tỉnh Hà

Nam “ngăn sông cấm chợ” bằng việc chỉ cho phép một DN duy nhất về địa phương tuyển dụng. Rào cản vô hình này khiến cho các DN khác dù uy tín đến đâu cũng chỉ biết "kính nhi viễn chi", bất kể họ đến là để giải quyết công ăn việc làm cho con em tỉnh nhà... Một dẫn chứng nữa là ở Phú Thọ, nhiều DN đã về tuyển được LĐ rồi, nhưng khi làm hộ chiếu cho NLĐ thì bị chính quyền địa phương không xác nhận mà không đưa ra được một lý do nào...

Mặc dù việc tuyển LĐ tại các địa phương là việc được Chính phủ khuyến khích, song vì lợi ích cục bộ, nhiều tỉnh, huyện, rồi xã đã đẻ ra những "giấy phép mồm" để gây khó dễ cho DN. Nhiều nơi thậm chí còn thu tiền phần trăm từ DN cho mỗi "suất đinh" (người của xã, huyện) đi XKLĐ. Đã có DN phản ứng lên Bộ LĐTBXH, nhưng cũng có DN âm thầm thực hiện "nghĩa vụ" vì dù sao thì cũng phải tuyển đủ LĐ, nếu không sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng từ phía đối tác. Một giám đốc DN thừa nhận để có LĐ, các DN phải chi cho địa phương 300.000 đồng - 500.000 đồng, thậm chí 1 triệu đồng, hoặc cao hơn tính theo đầu người. DN nào đưa ra mức chi cao hơn, sẽ được ưu tiên hơn. Vì có giấy phép con nên cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng "đi đêm" xuất hiện. Chuyện DN phải lo cung phụng cho cán bộ địa phương trở thành một cái lệ, nếu muốn được "chọn mặt gửi vàng".

Một số DN hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN thực hiện chưa nghiêm quy định về tuyển chọn LĐ để NLĐ phải giao dịch qua trung gian, môi giới làm tăng chi phí cho NLĐ, một số DN lại bán chỉ tiêu, chuyển sang làm môi giới tuyển dụng LĐ cho DN khác, hoặc bán tư cách pháp nhân cho các đơn vị không có chức năng này. Cạnh tranh không lành mạnh đã làm phương hại quyền lợi của NLĐ.

Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều đối với các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada... Đáng chú ý là hơn 80% vụ lừa đảo trong thời gian qua đều nhắm vào đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi pham hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN:

Thứ nhất, thông tin chưa đến được với NLĐ. Phần lớn họ không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở NN. Do thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin, lại nôn nóng, muốn được sớm ra NN nên NLĐ rất dễ bị “cò mồi”, môi giới và những tổ chức, cá nhân không có chức năng lợi dụng, lừa gạt với những lời hứa “có cánh”: Có thể đưa đi làm việc ở những thị trường, ngành nghề, công việc có thu nhập cao, tiêu chuẩn về tay nghề, ngoại ngữ không cao, thời gian xuất cảnh nhanh. Hơn 96% nạn nhân của các vụ lừa đảo thời gian qua là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, ở một số địa phương, công tác quản lý hoạt động XKLĐ chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo. Chính sự thờ ơ hoặc thiếu quan tâm của các địa phương mà NLĐ thường tin vào miệng lưỡi của “cò”; thậm chí đến khi xảy ra vụ việc, chính quyền địa phương mới biết có con em của mình bị lừa.

Thứ ba, sự dung túng, tiếp tay từ các DN XKLĐ. Việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của DN XKLĐ cũng khiến tình hình trở nên phức tạp. Hiện cả nước có 167 DN có chức năng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN (xem Phụ lục 2), nhưng một số DN lập trung tâm, cơ sở đào tạo tràn lan không quản lý được.

Từ năm 2005 đến 2007, Cục Quản lý LĐ ngoài nước đó xử phạt vi phạm hành chính gần 30 DN vi phạm và rất nhiều vụ án lừa đảo đã được các cơ quan hữu trách xử lý. Tuy nhiên, phải xem trách nhiệm phòng chống lừa đảo đưa LĐ đi làm việc ở NN là của toàn xã hội và chính mỗi gia đình có người xin đi LĐ ở NN.

Những vấn đề trên không chỉ tạo ra những khó khăn cho các cơ quan chức năng, làm giảm hiệu quả của hoạt động XKLĐ và ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, mà còn đặt ra những yêu cầu cấp

thiết về việc phải đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong lĩnh vực này, đặc biệt trong quá trình thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO.

2.2.1.2. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, thiếu thông suốt, gây phiền hà và tốn kém cho người lao động.

Trong suốt một thời gian dài, tổ chức các dịnh vụ công như cấp hộ chiếu, làm chứng minh thư nhân dân, khám sức khỏe… vẫn còn phức tạp, rườm rà, ách tắc khiến NLĐ phải tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức.

Trước tháng 9/2007, thủ tục cấp hộ chiếu yêu cầu cán bộ trong biên chế Nhà nước phải có xác nhận của cơ quan chủ quản, cấp có thẩm quyền để đưa vào hồ sơ; thời gian giải quyết hồ sơ, cấp hộ chiếu 15 ngày còn dài; thời hạn của hộ chiếu là 8 năm, sau 5 năm phải gia hạn… gây phiền hà cho công dân.

Theo Nghị định 136/2007/NĐ - CP về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ngày 17/08/200, thủ tục cấp hộ chiếu có nhiều điểm mới thuận lợi cho công dân Việt Nam như: hộ chiếu có giá trị 10 năm; có giá trị thay giấy chứng minh nhân dân, tiện cho việc giao dịch, đi lại trong nước; hồ sơ cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam cư trú trong nước cũng đơn giản hơn trước, chỉ cần tờ khai theo mẫu (có thể lấy về từ trang điện tử của Cục quản lý Xuất nhập cảnh http://www.vnimn.gov.vn) và khi nộp hồ sơ cần xuất trình CMND, thời hạn giải quyết là trong vòng 8 ngày làm việc nếu nộp hồ sơ ở công an tỉnh, thành phố và 5 ngày đối với trường hợp đặc biệt (chỉ nộp hồ sơ ở Cục quản lý XNC trong trường hợp cần hộ chiếu gấp theo quy định của Bộ Công An).

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình thực hiện Nghị định này cho thấy còn nhiều điểm chưa thuận tiện cho người dân. Nhiều địa phương chưa triển khai rộng rãi đến phường, xã quy định mới về cấp hộ chiếu nên còn lúng túng, hướng dẫn người dân lập thủ tục chưa đúng quy định. Thí dụ: Công an phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) do chưa nắm được quy định tờ khai cấp hộ chiếu đối với trường hợp dưới 14 tuổi phải có

xác nhận của Công an phường, nên không xác nhận vào tờ khai cho dân. Khi người dân mang hồ sơ đến nộp, do chưa đủ thủ tục nên Phòng Quản lý xuất nhập cảnh PA 18, CA thành phố Cần Thơ không tiếp nhận và yêu cầu người dân bổ sung xác nhận của Công an phường vào tờ khai. Điều này đã làm mất thời gian của người dân. Người dân còn than phiền về việc hướng dẫn chưa rõ ràng, cụ thể về việc lập hồ sơ cấp hộ chiếu, nhất là quy định về phông ảnh, kích cỡ ảnh của người được cấp hộ chiếu khiến người dân phải chụp lại nhiều lần [81].

Quy định về việc người đi XKLĐ phải khám sức khỏe tại các bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của phía đối tác Malaysia đã gây khó khăn cho không ít NLĐ do hiện nay có khoảng 90% người đi XKLĐ ở các tỉnh ngoại thành. Trước đây, họ chỉ cần khám sức khỏe ở bệnh viện địa phương, nhưng với yêu cầu mới của Malaysia có hiệu lực vào ngày 14/7/2004, NLĐ phải đến các bệnh viện ở Hà Nội: Saint Paul, Hồng Ngọc, Hà Nội, Giao thông vận tải, Tràng An (đối với phía Bắc) và TP.HCM: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Columbia, Nhân dân Gia Định, Nguyến Tri Phương, Nhân dân, 115 (với phía Nam) để thực hiện việc khám bệnh [94]. Hiện nay, NLĐ đi XKLĐ ở Đài Loan cũng phải đến khám bệnh tại 6 bệnh viện được chỉ định riêng: Bạch Mai, đa khoa tư nhân Tràng An, Giao thông Vận tải 1 (đối với phía Bắc) và TP.HCM: Chợ Rẫy, Thống Nhất, (với phía Nam) và bệnh viện Trung ương Huế để thực hiện việc khám bệnh (Xem Phụ lục 1). Việc này gây ra khá nhiều rắc rối, vừa tốn tiền bạc, công sức của NLĐ mà đa phần họ đều có hoàn cảnh khó khăn, ở các vùng nông thôn xa xôi; vừa kéo dài thời gian làm thủ tục.

Trong đợt tiến hành thanh tra tại Trung tâm LĐ ngoài nước (thuộc Bộ LĐ-TB&XH), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện ra nhiều khoản thu cao hơn quy định, không chi vẫn thu. Trung tâm LĐ ngoài nước đã thu vượt của người có nhu cầu đi XKLĐ số tiền trên 53 tỷ đồng. Trong đó, việc thu lệ phí lý lịch

tư pháp với tổng số tiền thu được là trên 4,6 tỷ đồng nhưng, Thanh tra Chính phủ phát hiện chưa có nội dung chi nào từ khoản thu này [73]. Việc này thể hiện khoản thu lệ phí lý lịch tư pháp là không thực tế, mặc dù ngày 14-5- 2008, Bộ LĐTB-XH đã có quyết định bỏ khoản thu này đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 37)