Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện “Đề

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 66 - 67)

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

3.2.3.Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện “Đề

doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu”

Theo đó, Cục quản lý LĐ ngoài nước đảm nhận việc lựa chọn các DN XKLĐ đáp ứng các tiêu chí của Đề án và Tổng cục dạy nghề sẽ giới thiệu các trường nghề trong phạm vi quản lý của mình (lo khâu đào tạo nghề cho NLĐ). DN XKLĐ có đơn hàng tuyển LĐ các nghề phù hợp với Đề án cam kết với cơ sở dạy nghề đưa số LĐ sau đào tạo XKLĐ.

Cục Quản lý LĐ ngoài nước đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 DN XKLĐ tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho NLĐ đi làm việc ở NN theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu” trong năm 2009 ở hai lĩnh vực xây dựng và điều dưỡng. Đó là các công ty Vinaconex Mec, Sona, Việt Thắng, Airseco, Oleco, Glo - Tech và LOD. Như vậy, đối tượng được nhận hỗ trợ từ Đề án còn bó hẹp ở một số ngành nghề và một số thị trường. Cục quản lý LĐ ngoài nước cần nghiên cứu, xem xét cho mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ đào tạo XKLĐ theo “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho NLĐ đi làm việc ở NN theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu” ở một số thị trường đang có nhu cầu tiếp nhận LĐ với số lượng lớn và thường xuyên như nghề hộ lý (khán hộ công) đi Đài Loan, công nhân nhà máy đi Malaysia… Hiện nay, nhiều “hạn ngạch” đi LĐ ở thị trường có thu nhập cao như Bồ Đào Nha, Úc, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu vẫn đang bỏ trống do LĐ chưa đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, khi triến khai Đề án, Cục Quản lý LĐ ngoài nước cũng cần có chính sách ưu tiên với những thị trường có thu nhập cao, điều kiện LĐ tốt, đòi hỏi trình độ tay nghề cao mà hiện nay ta vẫn chưa đáp ứng kịp như ngành hàn công nghiệp đi Úc, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc… và một số ngành dịch vụ như thợ làm bánh, đầu bếp đi Úc, Niu-di-lân…

Một phần của tài liệu Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của việt nam (Trang 66 - 67)