Theo các chuyên gia, việc nhập khẩu ồ ạt thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ thị trƣờng Trung Quốc và việc xuất khẩu thép từ thị trƣờng Nga theo ƣu đãi thuế quan khi Hiệp định tự do Việt Nam – Liên minh Hải quan đƣợc ký kết cũng sẽ là 2 nguyên nhân vô cùng quan trọng khiến các doanh nghiệp thép trong nƣớc sẽ có thêm 1 năm trằn trọc “mất ngủ”.
Liên quan đến thép chứa nguyên tố Bo (thép chứa nguyên tố hợp kim vi lƣợng 0,0008% Bo) nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế 0% đã diễn ra trong nhiều năm qua gây khó khăn cho ngành thép trong nƣớc. Theo thông tin từ VSA trong năm 2014, lƣợng thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 11 triệu tấn, tăng 15% so với năm trƣớc đó, mức tăng cao nhất từ trƣớc đến nay, trong đó có đến 4,78 triệu tấn thép Bo. Thép Bo này khi vào Việt Nam đƣợc sử dụng làm thép xây dựng. Loại thép này đƣợc tung ra thị trƣờng bán với giá thấp hơn thép xây dựng trong nƣớc từ 1-2 triệu đồng/tấn. Đây là loại thép có chất lƣợng thấp nên khi đƣa vào xây dựng sẽ không bảo đảm an toàn. Riêng đối với thép Trung Quốc, trong năm 2014, thép các loại nhập vào Việt Nam khoảng 5,3 triệu tấn, tăng 66,1% so với với năm trƣớc đó. Theo thống kê mới công bố của Hiệp hội Thép Mỹ Latinh trong 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về nhập khẩu thép Trung Quốc với 3,5 triệu tấn và 8,9% thị phần, sau Hàn Quốc (5,2 triệu tấn và 13,3% thị phần) và Mỹ La-tinh (3,8 triệu tấn). Dự báo lƣợng thép dây cuộn chứa Bo nhập về Việt Nam vẫn sẽ tăng trong những năm tới.
Do lƣợng thép nhập khẩu lớn, trong đó có đến 50% là thép Bo đã dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, trong khi tình hình kinh tế còn khó khăn, sức tiêu thụ thép yếu nên nhiều nhà máy thép trong nƣớc phải giảm công suất sản xuất. Đƣợc biết có nhiều nhà máy thép lớn trong nƣớc phải giảm công suất đến 60%-65%. Việc giảm công suất đã tác động đến chi phí sản xuất, đẩy giá thành tăng cao gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng nhƣ giá thành cao cạnh tranh khó khăn với hàng ngoại nhập. Nhiều nhà máy thép không đủ sức cạnh tranh phải tạm đóng cửa hoặc giải thể. Không chỉ phải chịu sức cạnh tranh riêng đối với thị trƣờng Trung Quốc, khả năng thép Nga tăng lƣợng nhập vào Việt Nam cũng rất dễ xảy ra khi
Sinh viên: Phạm Thị Hải Yến – QTTN10140
nƣớc này có lợi thế từ hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga – Belarus – Kazakshtan, dự báo tình trạng nhập khẩu ồ ạt hơn và bóp nghẹt doanh nghiệp trong nƣớc. Ngành công nghiệp thép của Nga đƣợc ví nhƣ một “ngƣời khổng lồ” trong ngành thép thế giới. Sản lƣợng 70 triệu tấn/năm, gấp 7 lần sản lƣợng thép của Việt Nam. Thép Nga có chất lƣợng và giá cả cạnh tranh chính nhờ công nghệ luyện thép tối ƣu.