Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ nảy mầm đến khi thu hoạch thay đổi từ 90-180 ngày tùy theo giống và thời vụ. Đây là một tính trạng biến động trong một phạm vi rộng do nhiều gen cùng kiểm sốt. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, từng mùa vụ gieo trồng, điều kiện chăm sĩc và điều kiện ngoại cảnh của từng địa phương khác nhau. Cùng một giống nếu được gieo trồng trong vụ Mùa thì thời gian sinh trưởng sẽ ngắn hơn vụ Xuân. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lúa là rất cần thiết để đánh giá giống chín sớm hay muộn, từ đĩ bố trí cơ cấu, thời vụ hợp lý nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho cơng tác thâm canh, tăng vụ, hạn chế sâu bệnh, thiên tai rủi ro trong sản xuất nơng nghiệp. Mặt khác, thời gian
sinh trưởng là tổng thời gian của các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, biết được thời gian của các giai đoạn ta cĩ các biện pháp tác động thích hợp nhất cho từng giai đoạn để phát huy tiềm năng năng suất của giống. Bên cạnh đĩ, việc xác định thời gian chín của một giống lúa là rất quan trọng, đặc biệt trong sản xuất các giống lúa chất lượng bởi thời gian thu hoạch khơng chỉ ảnh hường đến năng suất của giống mà ảnh hưởng tới cả chất lượng của gạo.
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn bén rễ hỗi xanh: Sau khi cấy do bộ rễ bị tổn thương, cây mạ cần cĩ thời gian nhất định để hồi phục. Vụ mùa 2011 cĩ điều kiện ngoại cảnh thuận lợi nên cây mạ thích nghi nhanh. Đa số các tổ hợp cĩ thời gian hồi phục nhanh, từ 4 - 6 ngày điều này chứng tỏ rằng các con lai cĩ bộ rễ khoẻ phát triển tốt tạo tiền đề cho sự sinh trưởng phát triển sau này. Giai đoạn bén rễ hồi xanh cĩ liên quan mật thiết đến thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn.
+ Giai đoạn đẻ nhánh: Thời kỳ đẻ nhánh phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh vì thế cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bơng là yếu tố quan trọng để tăng năng suất. Các tổ hợp đẻ nhánh sớm là: II32A/R18, CT16, 11A/R6318, II32A/R6318, 11A/R1BC, 11A/R810.
+ Giai đoạn trỗ: giai đoạn sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, cĩ liên quan, quyết định trực tiếp đến quá trình tạo năng suất, trong đĩ chủ yếu là quyết định tỷ lệ hạt chắc và khối lượng nghìn hạt, thời gian trỗ dao động từ 68 - 76 ngày kể từ khi cấy. II32A/383, II32A/R5 là 2 tổ hợp cĩ thời gian từ cấy đến gieo là dài nhất, thấp nhất là tổ hợp 11A/R1BC. Thời gian trỗ của các tổ hợp khá tập trung từ 5-8 ngày, điều này tạo điều kiện cho hạt chín tập trung và nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm sau này.
Bảng 2: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai trong vụ Mùa 2011.
Tuổi mạ
Thời gian từ cấy đến.... Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhán h Kết thúc đẻ nhánh 11A/R18 22 4 7 57 68 7 109 II32A/R18 22 4 6 58 69 5 111 11A/383 22 6 8 58 68 5 109 II32A/383 22 4 7 56 76 6 110 11A/R527 22 5 7 58 74 5 109 II32A/R527 22 5 7 57 75 5 110 11A/R6318 22 4 6 55 71 6 109 II32A/R6318 22 4 6 59 75 5 113 II32A/R5 22 4 7 57 76 7 113 11A/R1BC 22 5 6 64 67 7 109 II32A/R1BC 22 5 7 57 68 6 109 11A/R17 22 6 8 59 69 5 109 II32A/R17 22 5 7 57 75 8 113 11A/R810 22 5 6 58 69 7 109 II32A/R810 22 4 7 60 73 8 111 CT16 22 5 6 57 69 6 109 NU838(đc) 22 4 7 58 68 68 109
Qua bảng 2 chúng tơi nhận thấy:
- Do điều kiện vụ Mùa cĩ nhiệt độ phù hợp, cây lúa phát triển nhanh và đạt đến mức tốt nhất. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp dao động từ 109- 113
khơng đáng kể. Các tổ hợp cĩ thời gian sinh trưởng bằng với giống đối chứng là: 11A/R810, II32A/R1BC, 11A/R17, 11A/R1BC, 11A/R6318, 11A/R18, 11A/383, 11A/R527,CT16.