Tính chất của dung dịch

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương (Trang 29)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.4.3. Tính chất của dung dịch

Đặc tính của phản ứng trao đổi giữa hạt keo và dung dịch bên ngoài phụ thuộc vào thể tích và nồng độ dung dịch. Trong đất thường xuyên có sự thay đổi lượng dung dịch đất và thành phần của nó (do thời tiết, do bón phân, do các quá trình hòa tan, vô cơ hóa, do sự đồng hóa các ion bởi thực vật, vi khuẩn hoặc do rửa trôi). Chính các quá trình này làm cho nồng độ các ion tăng lên hoặc giảm xuống.

Ảnh hưởng của sự thay đổi thể tích dung dịch

Khi nồng độ dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra khỏi dung dịch tăng lên cùng với thể tích dung dịch. Tuy nhiên, sự tăng này không tăng tỉ lệ với thể tích.

Thí nghiệm của N.I.Gobunop (1948) cho thấy: khi tăng tỉ lệ giữa đất với dung dịch từ 1:0,3 đến 1:1 lượng Ca2+ và Mg2+được tách ra nhiều và hầu như tỉ lệ thuận; nhưng nếu tiếp tục mở rộng tỉ lệ này đến 1:50 thì mức độ tách tăng lên tương đối ít.

Bảng 3.3: Việc tách Ca2+và Mg2+trao đổi từ đất đen bằng 𝐍𝐇𝟒+ phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ion được tách mđlg/100g đất 1 : 0,3 1 : 0,5 1 : 0,7 1 : 1 Tỉ lệ đất : dung dịch (NH1 : 5 4Cl 0,25N) 1 : 10 1 : 20 1 : 50 Ca2+ Mg2+ 5.04 1.56 7.55 2.69 9.10 3.06 12.70 3.10 16.20 4.55 18.70 5.10 22.40 5.52 24.40 3.35

Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đối với sự thiết lập cân bằng trao đổi

Khi thể tích dung dịch không đổi, lượng cation từ đất tách ra dung dịch phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ dung dịch muối dùng để tách. Tuy nhiên sự tách này chậm hơn so với sự biến đổi nồng độ của dung dịch dùng để tách.

Khi phản ứng trao đổi giữa các ion cùng hóa trị đạt đến cân bằng thì tỉ số các cation hấp phụ tỉ lệ thuận với tỉ số các cation này trong dung dịch và không phụ thuộc vào nồng độ của chúng. Khi trao đổi các ion khác hóa trị, sự thay đổi nồng độ

SVTH: Hà Như Huệ Trang 26

dung dịch dẫn tới sự thay đổi tỉ số các cation hấp phụ, điều đó có nghĩa: nồng độ càng cao, số cation hóa trị I ở trạng thái hấp phụ tương đối càng lớn.

Qui luật này có thể giải quyết nhiều vấn đề thực tế có liên quan đến phản ứng trao đổi trong đất. Chẳng hạn như vấn đề bón phân và việc cải tạo đất mặn bằng phương pháp rửa mặn.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần cơ giới, độ chua, nhôm di động, sức đệm của đất ở nông trường cao su nhà nai – bình dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)