L ỜI NÓI ĐẦU
5.3.3.3. Phương pháp pipet
Phương pháp này phân tích thành phần cơ giới đất trong môi trường nước yên tĩnh. Đầu tiên, tiến hành loại cacbonat, canxi, magie và oxi hóa các chất hữu cơ. Dùng rây cỡ 0,25mm để giữ lại các cấp hạt có kích thước từ 0,25 – 1mm. Phần có kích thích cấp hạt nhỏ hơn được dùng pipet chuyên dụng để phân tích dựa vào vận tốc lắng của phương trình Stock. Tương quan giữa kích thước cấp hạt và độ sâu pipet trong dung dịch như sau
Bảng 5.4: Tương quan cấp hạt và độ sâu pipet Cấp hạt Độ sâu ống hút
< 0,05 mm 25 cm
< 0,005 mm 10 cm
< 0,001 mm 7 cm
Sau khi tiến hành tính toán có thể xác định được thành phần trăm các cấp hạt từ đó suy ra thành phần cơ giới đất.
5.4. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ pH 5.4.1. Nguyên tắc
pH = −lg(αH+) là đại lượng biểu thị hoạt động H+ trong môi trường đất. Đây là chỉ tiêu đơn giản đầu tiên về độ chua thường được xác định nhất, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất của đất.
Đa số đất Việt Nam là đất chua. Độ pH phản ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation sắt, nhôm trong đất.
Có 3 loại pH thường xác định:
+ pHH2Olà pH đo tác động của đất và nước.
+ pH muối trung tính là pH đo tác động đất và muối trung tính. Ví dụ: pHKCl
+ pHNaF là pH đo tác động của đất với NaF 1M là một loại muối thủy phân có môi trường kiềm.
Đối với đất chua pHH2O > pHKCl và tác động NaF do phản ứng tạo phức của Al3+ với F− tạo thành OH− do đó làm tăng mạnh độ pH. Mức độ tăng pH khi tác động với NaF so với pHKCl phản ánh mức độ có mặt của Al3+.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 38
5.4.2. Phương pháp
Phép đo thông dụng và tiêu chuẩn hiện nay là phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh.
5. 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định độ chua trao đổi 5.5.1. Nguyên tắc 5.5.1. Nguyên tắc
Mẫu đất cho tác động với KCl, các cation Al3+ và H+ được chuyển vào dung dịch và được xác định bằng dung dịch NaOH.
KĐ]AlH+3+ + 4KCl → KĐ]4K+ + AlCl3 + HCl AlCl3 + 3H2O ⇌ Al(OH)3 + 3HCl
H+ + OH− → H2O
5.5.2. Phương pháp
Phương pháp chuẩn độ trung hòa. Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H+ để tính độ chua trao đổi.
5.6. Nguyên tắc và phương pháp xác định nhôm di động 5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa 5.6.1. Phương pháp chuẩn độ trung hòa
Sau khi xác định Al3+
và H+ bằng phản ứng trung hòa với dung dịch chuẩn độ NaOH có thể xác định Al3+
dựa trên nguyên lí tạo phức Al3+
với NaF. Sau đó tiến hành chuẩn độ dung dịch theo 1 trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp Xocolop (1939): phương pháp hai mẫu riêng biệt
- Mẫu thứ nhất: chuẩn độ tổng số độ chua trao đổi Al3+
và H+.
- Mẫu thứ hai cho tác động với dung dịch NaF và chuẩn độ H+ riêng biệt. Hiệu của kết quả chuẩn độ mẫu thứ nhất và mẫu thứ hai tương ứng với hàm lượng Al3+
trong mẫu chuẩn độ.
Phương pháp chuẩn độ liên tiếp: phương pháp một mẫu
Sau khi trung hòa Al3+ và H+ bằng NaOH đến điểm tương đương H+ + OH− ⇌ H2O
Al+ + 3OH− ⇌ Al(OH)3 Tiếp tục cho NaF vào mẫu có phản ứng
SVTH: Hà Như Huệ Trang 39
Số lượng NaOH mới tạo thành bằng số đương lượng Al . Chuẩn độ NaOH
bằng dung dịch chuẩn HCl xác định được hàm lượng Al3+
NaOH + HCl → NaCl + H2O
5.6.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức
Là phương pháp chuẩn độ tạo phức với Trilon B.
Dùng Trilon B chuẩn độ ngược hàm lượng Al3+. Trong độ đệm thích hợp Trilon B tạo phức với Al3+
theo phản ứng
Al3+ + Na2H2Y → AlY− + 2H+ + 2Na+
Sử dụng lượng dư thuốc thử Trilon B, sau đó dùng dung dịch chuẩn ZnSO4
chuẩn độ lượng dư Trilon B này
Zn2+ + Na2H2Y → ZnY2− + 2H+ + 2Na+
Tại điểm tương đương, một giọt dư dung dịch ZnSO4 sẽ làm chỉ thị kết tủa màu đỏ đào.
5.6.3. Một số phương pháp khác
+ Phương pháp xác định Al bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử: nhôm trao đổi trong dung dịch trao đổi đất với dung dịch KCl 1M có thể xác định bằng quang phổ hấp phụ nguyên tử ở bước sóng 309,3nm với ngọn lửa N2O/C2H2.
+ Phương pháp trắc quang sử dụng Aluminon
Nguyên tắc: Aluminon tạo màu đỏ với nhôm trong dung dịch axit yếu độ pH từ 4 − 4,9 và tốt nhất ở pH = 4,2. Độ nhạy của phương pháp này rất cao, trong 50ml dung dịch so màu chỉ có thể chứa 0 – 40μg Al.
5.7. Độ chua thủy phân 5.7.1. Nguyên tắc 5.7.1. Nguyên tắc
Độ chua thủy phân được xác định khi sử dụng dung dịch CH3COONa 1N (pH≈8) tác động với đất. Ngoài vai trò trao đổi cation của Na+ giống như độ chua trao đổi lại thêm vào vai trò của anion CH3COO− và OH−. Hai anion này có khả năng lôi kéo H+ và Al3+ sâu hơn, bền hơn trong keo đất. Do đó độ chua thủy phân cao hơn độ chua trao đổi, mức độ chênh lệch phụ thuộc vào hàm lượng sét và Al tổng số.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 40
5.7.2. Phương pháp (Chuẩn độ trung hòa)
Dùng dung dịch CH3COONa 1N tác động vào đất
KĐ]H+ + CH3COONa → [KĐ]Na+ + CH3COOH (1)
Dùng dung dịch NaOH đã biết nồng độ để chuẩn độ lượng H+trong phương trình (1)
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + HOH.
5.8. Xác định sức đệm của đất
Nguyên tắc
Dựng đồ thị sự biến thiên pH của dung dịch đất khi thêm một một lượng xác định dung dịch axit và bazơ mạnh.
Dựng tiếp đồ thị thứ hai biểu diễn sự thay đổi pH khi thay lượng đất ở trên bằng một lượng cát thạch anh tương ứng.
So sánh mẫu đất và cát để rút ra kết luận về khả năng đệm của từng mẫu đất. Khả năng đệm được xác định bằng diện tích đệm. Diện tích đệm là phần diện tích nằm ở giữa hai đường cong biểu diễn pH khi cho đất và cát tác dụng với dung dịch axit và kiềm mạnh. Diện tích đệm càng lớn thì khả năng đệm càng cao.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 41
PHẦN B: THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI
– BÌNH DƯƠNG
1.1. Vị trí địa lí - Địa hình
• Vị trí địa lí: Nông trường cao su Nhà Nai thuộc xã Tân Thành – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương.
Hình 1.1: Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai
• Ranh giới hành chính
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương Phía Nam giáp thị xã Thuận An – tỉnh Bình Dương Phía Bắc giáp huyện Phú Giáo – tỉnh Bình Dương
SVTH: Hà Như Huệ Trang 42
• Địa hình: chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là một trong những đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5%, độ chịu nén 2 kg/cm².
1.2. Khí hậu – Thời tiết
Khí hậu ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương cũng như khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao (khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định). Trong năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những năm đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9 thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa kéo dài 1 – 2 ngày liên tục.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 260C – 270C, nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 39,30C, thấp nhất từ 160C – 170C (ban đêm) và 180C vào sáng sớm.
Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% – 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Lượng nước mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông – Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc đo được là 12 m/s thường là theo hướng Tây, Tây – Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90% biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt…
SVTH: Hà Như Huệ Trang 43
1.3. Lịch sử hình thành nông trường
Lịch sử hình thành Công ty cổ phần cao su Phước Hòa
Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị thành viên của Tổng Công ty cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác.
Lịch sử hình thành nông trường
Nông trường cao su Nhà Nai là 1 trong 8 đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý
2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương.
Tổng số cán bộ, công nhân viên là 922 người
Diện tích vườn cây : 2556,02 ha, gồm 2482,67 ha cao su kinh doanh và 73,35
ha cao su kiến thiết cơ bản.
Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 đội sản xuất và 01 đội bảo vệ
Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su
Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu dân, nên song song với công tác khai thác là bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km. Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng cao năng suất bình quân 2 tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 44
1.4. Lược đồ nông trường
SVTH: Hà Như Huệ Trang 45
1.5. Các mẫu đất
Hình 1.3: Mẫu L2
Đặc điểm: cao su lâu năm được trồng vào năm 1985, loại giống PB, đất ở vùng cao hơn so với các vùng khác, diện tích 25,45 ha
Hình 1.4: Mẫu E21
Đặc điểm: cao su lâu năm được trồng vào năm 1985, loại giống PB235, địa hình hơi dốc, diện tích 12,02 ha
SVTH: Hà Như Huệ Trang 46
Hình 1.5: Mẫu C17
Đặc điểm: cao su lâu năm được trồng vào năm 1989, thuộc loại giống VM514, địa hình hơi dốc, diện tích 18,97 ha.
Hình 1.6: Mẫu K15
SVTH: Hà Như Huệ Trang 47
Hình 1.7: Mẫu K10
Đặc điểm: cao su lâu năm được trồng vào năm 1986, thuộc giống R600, địa hình bằng phẳng, diện tích 21,36 ha
Hình 1.8: Mẫu O18
Đặc điểm: cao su lâu năm được trồng vào năm 1988, thuộc giống GT1, địa hình bằng phẳng, diện tích 25,1 ha.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 48
Hình 1.9: Mẫu I14
Đặc điểm: cao su mới trồng được khoảng 3 năm thuộc giống PB, địa hình hơi nghiêng, kém bằng phẳng, diện tích 7,6 ha.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 49
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu
Mẫu đất lấy về hong khô, băm nhỏ, nhặt sạch xác động thực vật, sỏi đá, phơi khô trong nhà thoáng gió.
Giã đất trong cối sứ, cho qua rây 1mm. Bảo quản nơi khô ráo thoáng.
2.2. Xác định hệ số khô kiệt bằng phương pháp sấy khô 2.2.1. Hóa chất, dụng cụ 2.2.1. Hóa chất, dụng cụ
Cốc sấy, máy sấy, bình hút ẩm
2.2.2. Tiến hành
- Sấy cốc ở 105 – 1100C đến khối lượng không đổi.
- Cho cốc vào bình hút ẩm, cân chính xác khối lượng cốc (a gam). - Cho tiếp 10g đất đã xử lí vào, cân khối lượng cốc và đất (b gam). - Cho cốc vào tủ sấy ở 105 – 1100
C trong 8 giờ, lấy ra cho vào bình hút ẩm, đem cân (c gam).
- Lặp lại sao cho khối lượng không chênh lệch quá 3mg coi như sấy xong.
2.2.3. Tính kết quả
+ Tính phần trăm độ ẩm theo đất khô không khí
X% = b−c b−a× 100
+ Tính phần trăm độ ẩm theo đất khô tuyệt đối Y% = b−c
c−a× 100
+ Tính hệ số khô kiệt K = 100
SVTH: Hà Như Huệ Trang 50
Bảng 2.1: Kết quả hệ số khô kiệt
Mẫu đất a b C X Y Hệ số khô kiệt L2 38,7112 48,7138 48,6162 0,9758 0,9854 1,0099 E21 36,3302 46,3373 46,2346 1,0263 1,0369 1,0104 C17 40,0125 50,0159 49,7800 2,3582 2,4152 1,0242 K15 35,0666 45,0664 44,9724 0,9400 0,9489 1,0095 K10 37,0214 47,0250 46,9341 0,9087 0,9170 1,0092 O18 36,0504 46,0536 45,9716 0,8197 0,8265 1,0083 I14 36,8662 46,8669 44,7446 21,2215 26,9382 1,2694 2.2.4. Nhận xét
Các mẫu phân tích có hệ số khô kiệt tương đối thấp (1,0083 – 1,0242), chỉ riêng mẫu I14 có hệ số khô kiệt cao hơn so với các mẫu (1,2694). Đa số các mẫu có hệ số khô kiệt thấp một phần do cát chiếm một tỉ lệ khá cao trong thành phần cơ giới của các mẫu này.
Qua bảng thành phần cơ giới ta thấy mẫu I14 có % cát là thấp nhất so với các mẫu còn lại (45,10%) cho nên khả năng giữ nước của mẫu đất này tương đối tốt hơn so với các mẫu đất khác, vì vậy mẫu I14 có hệ số khô kiệt cao nhất là phù hợp.
Mẫu O18 có hệ số khô kiệt thấp nhất (1,0083), thấp hơn so với các mẫu còn lại. Điều này cũng phù hợp bởi vì mẫu có % cát là cao nhất (67,10%), khả năng giữ nước kém nhất.
Các mẫu có hệ số khô kiệt thấp có thể do thời gian lấy mẫu vào lúc lượng mưa ít, lượng nước trong đất giảm làm cho hệ số khô kiệt của các mẫu đất giảm.
2.3. Xác định thành phần cơ giới của đất 2.3.1. Hóa chất, dụng cụ 2.3.1. Hóa chất, dụng cụ
- Muối ăn, nước cất
- Ống đong 100ml, đũa khuấy
2.3.2. Tiến hành (theo phương pháp Rutcopski)
• Xác định thành phần cát của đất
Cho vào ống đong 100ml 10cm3 đất.
Cho nước vào tới lúc cột nước quá lớp đất là 12cm, dùng đũa khuấy đều, để yên 1 phút.
SVTH: Hà Như Huệ Trang 51
Cẩn thận trút bỏ phần nước ở trên.
Lặp lại cho đến lúc nước trong thì phần còn lại là cát. Đo thể tích của khối cát này.
• Xác định thành phần sét
Lấy 5cm3 đất cho vào ống đong 100ml, rồi cho vào 20ml nước cất, lắc đều 3