Về mặt nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trỵ chờt lượng công ty cửa nhựa EUA (Trang 31 - 35)

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công của công ty vì vậy vần đề nguồn nhân lực cần phải được chú trọng đầu tư đúng mức. Tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ công nhân về văn hóa

doanh nghiệp để nâng cao nhận thức của công nhân, tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, đoàn kết. Đồng thời chú ý đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, cán bộ “trụ cột” để tạo ra sự phát triển ổn định. Tổ chức các cuộc thi nâng cao trình độ tay nghề của công nhân khuyến khích công nhân nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc. Trong cơ chế thị trường việc tranh giành nguồn nhân lực giữa các công ty là rất phổ biến. Vì vậy công ty cần có cơ chế chính sách phù hợp đễ “giữ chân” nhân tài. Cụ thể thông qua lương, thưởng và các hoạt động sinh hoạt tập thể như thể thao hay tổ chức đi chơi để tạo ra sự gắn bó, đoàn kết giữa cán bộ công nhân viên trong công ty. Tạo ra tinh thần làm việc hăng say, sáng tạo vì sự phát triển của công ty.

Sự gia tăng tỷ trọng của lao động gián tiếp là một xu hướng tất yếu để phát triển công ty, tuy nhiên cần phải phát triển cơ cầu nguồn nhân lực một cách hợp lý giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp để không gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực cũng như tài chính của công ty. Cần phải chú trọng hơn đến việc đào tạo chất lượng của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Vì đây là những người trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cần phải chú ý đến việc “giữ chân” nhân tài cũng như công nhân.

Đào tạo chuyên sâu, và thuê chuyên gia nước ngoài đến tập huấn cho nhân viên phòng QLCL. Đồng thời đưa nhân viên phòng QC đi tham quan một số doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng thành công và hiệu quả phương pháp 5S và Kaizen để có được các kinh nghiệm và thực tiễn trong việc ứng dụng phương pháp này vào nhà máy.

Tổng quát về phương pháp 5S và Kaizen:

+ Phương pháp 5S là mô hình quản lý chất lượng hàng hóa hiện đại, do người Nhật phát minh ra và được áp dụng nhiều trong các công ty lớn của Nhật. Phương pháp 5S bao gồm một số hướng dẫn về tổ chức nơi làm

việc nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc.

Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần

thiết để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến

nơi khác hay bỏ đi.

Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. Ví dụ, hộp công cụ cho công nhân hay nhân viên bảo trì có nhu cầu cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong hộp công cụ, từng dụng cụ được xếp ở một nơi cố định để người sử dụng có thể nhanh chóng lấy được công cụ mình cần mà không mất thời gian tìm kiếm. Cách sắp xếp này cũng có thể giúp người sử dụng ngay lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc.

Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém. Trong một số ngành, bụi bẩn là một trong những tác nhân chính gây lỗi cho bề mặt hay nhiễm bẩn màu trên sản phẩm. Để tăng ý thức về mức độ bụi bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc và thiết bị với màu sáng đồng thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc.

Sẵn sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ.

Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến việc áp dụng trở thành một phần văn hoá của công ty. Ngoài ra việc duy trì cũng bao gồm phân công trách nhiệm cho một nhóm giám sát việc tuân thủ các quy định về 5S.

+ Kaizen là triết lý kinh tế Nhật nổi tiếng đã được ứng dụng đặc biệt thành công trong cả doanh nghiệp lớn và nhỏ trên tất cả các lĩnh vực ở

phương Tây. Kaizen đã cung cấp một phương pháp mới đối với tất cả mọi người trong một tổ chức. Đó là một triết lý và nền tảng để khuyến khích thúc đẩy các nhân viên trong một công ty liên tục đạt được hiệu quả và năng suất lao động cao hơn, và quan trọng hơn, để đạt được mục tiêu cao hơn về sự hài lòng, doanh thu và lợi nhuận. Kaizen là một thuật ngữ Nhật, nghĩa là liên tục (“kai”) cải tiến (“zen”). Trong tiếng Trung Quốc, Kaizen được phát âm là Gansai, được hiểu là hành động liên tục cải tiến (“gan”) và là hành động mang lại lợi ích cho xã hội hơn là cho lợi ích cá nhân (“sai”). Chiến lược Kaizen kêu gọi nỗ lực cải tiến liên tục không ngừng đối với mọi cá nhân trong tổ chức, không phân biệt là nhà quản lý hay công nhân trong tổ chức đó. Những nguyên tắc quản lý hiện đại của Kaizen hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi ở phương Tây. Kaizen đặc biệt coi trọng vai trò của nhà lãnh đạo phải tập trung hướng tới những khuynh hướng mới trong một công ty như: xu hướng làm việc theo nhóm, tập thể coi trọng hơn là cá nhân; xu hướng quản lý theo mạng lưới, hơn là cơ cấu quản lý theo mệnh lệnh, cấp bậc; xu hướng đầu tư vào chất xám và đào tạo nhân viên, được coi trọng hơn là vốn; xu hướng khuyến khích sự linh hoạt và liên tục cải tiến.

10 nguyên tắc của Kaizen.

1. Tập trung vào khách hàng. 2. Luôn luôn cải tiến.

3. Thừa nhận các vấn đề một cách thẳng thắn. 4. Thúc đẩy sự cởi mở.

5. Khuyến khích làm việc theo nhóm.

6. Quản lý các dự án kết hợp các bộ phận chức năng. 7. Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn. 8. Phát huy tinh thần tự rèn luyện.

9. Thông báo đến mọi nhân viên. 10. Tạo điều kiện cho mọi nhân viên.

Một phần của tài liệu Quản trỵ chờt lượng công ty cửa nhựa EUA (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w