Yêu cầu thực tiễn và căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 77)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Yêu cầu thực tiễn và căn cứ pháp lý

Mặc dù là thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL, có điều kiện thuận lợi cho DN hình thành và phát triển; tăng trưởng kinh tế của TPCT được đánh giá là tăng khá nhanh, tuy nhiên tiến trình công nghiệp hóa vẫn còn chậm, quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ và chưa có sức cạnh tranh, hàm lượng KH&CN trong các ngành sản xuất thấp, mức độ ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất còn nhiều hạn chế. DN là bộ phận đóng góp lớn vào GDP của thành phố, do đó nhà nước cần đưa ra những chính sách hỗ trợ để DN tìm được cơ hội kinh doanh tốt, có điều kiện thuận lợi để đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao và bền vững.

Dựa trên kết quả khảo sát DN bao gồm: thực trạng hoạt động R&D trong DN; những khó khăn của DN; nhu cầu và đề xuất của DN; những hạn chế của các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DN của TPCT, tác giả nhận thấy cần phải hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động R&D trong DN ngoài quốc doanh tại TPCT.

Chính sách hỗ trợ DN của thành phố không thể nằm ngoài những quy định chung của pháp luật nên việc hoàn thiện chính sách tài chính để thúc đẩy hoạt động R&D trong DN ngoài quốc doanh tại TPCT được căn cứ trên các văn bản pháp lý sau:

- Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; - Luật Công nghệ cao năm 2008;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành năm 2013;

- Luật KH&CN năm 2013;

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về DN KH&CN; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN;

- Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN;

- Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;

- Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16/5/2007 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và DN; Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của DN; Thông tư số 105/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011.

- Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược KH&CN giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Thông tư số 19/2013/TT-BKHCN ngày 15/8/2013 của Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 23/4/2014 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình phát triển DN KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ( rd) trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố cần thơ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)