9. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Được thành lập năm 2004, trên cơ sở chia tách tỉnh Cần Thơ thành TPCT trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. TPCT nằm trong vùng trung – hạ lưu vực sông Hậu, nằm giữa ĐBSCL về phía Tây sông Hậu. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Diện tích tự nhiên là 140.894 ha. Quy mô dân số tính đến cuối năm 2012 là 1.220.160 người. Dân cư thành thị chiếm 66,32%, nông thôn chiếm 33,68%, mật độ
dân số 866 người/km2. Trong cơ cấu dân tộc, người kinh chiếm đại đa số, sau đó là
dân tộc Khmer và Hoa. Dân số khu vực thành thị có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ trung bình là 6,4%/năm trong giai đoạn 2006-2011.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu điều hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280-350m, đi qua các quận Ô Môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa rất lớn về giao thông.
không cũng từng bước phát triển, thể hiện qua việc đưa vào sử dụng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và hoạt động tuyến bay Cần Thơ – Hà Nội trong năm 2009, và gần đây đã mở thêm một số tuyến bay trong khu vực. Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đưa vào sử dụ̣ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Hệ thống cảng của được nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng lớn. Trong thời gian qua Cần Thơ đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, và xây dựng hạ tầng thông tin cung cấp thông tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời giữa Cần Thơ với cả nước và các nước trên thế giới.
Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính, bao gồm 05 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 04 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Tổng số 85 xã, phường và thị trấn: 05 thị trấn, 44 phường, 36 xã. Trung tâm thành phố đặt tại quận Ninh Kiều, nơi tập trung các cơ quan quản lý, các cơ sở thương mại, dịch vụ, tài chính, giáo dục, y tế…
Cần Thơ cùng với 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ xác định là vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có vai trò đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước, trong đó, TPCT là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng, được xác định là “trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, KH&CN của vùng ĐBSCL”. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, TPCT được Thủ tướng Chính phủ công nhận là thành phố đô thị loại I trực thuộc Trung ương tại Quyết định số 889/QĐ-TTg, được xác định là đô thị trung tâm vùng ĐBSCL. Trong nhiều năm qua, TPCT không ngừng phát triển và từng bước khẳng định vai trò và vị thế trung tâm của vùng ĐBSCL.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, TPCT có lợi thế không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, với
lợi thế nguồn lực chuyên gia từ các viện, trường Trung ương đóng trên địa bàn và của TPCT (Viện lúa ĐBSCL, các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ,…) là điều kiện thuận lợi để phát triển KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH TPCT.