Mục đích
Để hạn chế số hạt lỗi ( hạt đen, hạt nâu) nhằm đạt được màu sắc đồng đều, tăng chất lượng cảm quan.
Có hai cách phân loại: Phân loại bằng máy, phân loại bằng tay.
3.2.2.13 Phối trộn, cân, đóng bao
Phối trộn: Cà phê sau khi phân loại được phối trộn theo tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo hương vị, màu sắc, kích thước... theo yêu cầu của khách hàng và chỉ tiêu kinh tế của nhà máy. Khi phối trộn cần chú ý về ngoại hình, hương vị, màu sắc, và kích thước phù hợp với tiêu chuẩn quy định. Thường sử dụng máy phối trộn cơ giới.
Phối trộn thành 3 loại cà phê là loại 1, loại 2 và loại 3
+ Loại 1: 80% hạt > 6,3mm, 10% hạt > 5,6mm và 10% hạt > 5mm. + Loại 2: 10% hạt > 6,3mm, 70% hạt > 5,6mm và 20% hạt > 5mm. + Loại 3: 10% hạt > 6,3mm, 20% hạt > 5,6mm và 70% hạt > 5mm.
Cân, đóng bao: Để thuận tiện cho quá trình bảo quản, kiểm tra, vận chuyển và tiêu thụ. Việc đóng gói cũng phải theo tiêu chuẩn đã quy định. Thường nước ta đóng gói 50kg và 70kg một bao. Bao bằng loại PE ở trong và bao gai ở ngoài. Bao bì không được có mùi lạ: thơm hoặc hôi.
3.2.2.14 Bảo quản
Sau khi sấy thu được cà phê thóc khô, ta tiến hành đóng bao cho vào kho để bảo quản chờ ngày xuất khẩu. Sử dụng loại bao 2 lớp, lớp ngoài là lớp PP, lớp trong là lớp PE để tăng khả năng chống ẩm.
Cà phê thóc khô được bảo quản để chờ chuẩn bị đưa đi xát khô tách vỏ trấu chế biến cà phê nhân thành phẩm. Do khối lượng cà phê phơi hoặc sấy nhiều mà quá trình xát khô, chế biến cà phê nhân chưa kịp hoặc chưa có khách hàng thì cần thiết phải bảo quản chúng. Cũng có thể do giá cả chưa ưng ý, cơ sở chế biến muốn dự trữ chờ giá cao hơn mới đem xát khô chế biến cà nhân để trao đổi mua bán.
Do cà phê thóc khô còn một lớp vỏ thóc bao quanh che chắn lấy nhân nên việc bảo quản cà phê thóc khô giữ được chất lượng cà phê tốt hơn bảo quản cà phê nhân.