Rèn khảnăng chú ý

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 34)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.Rèn khảnăng chú ý

Đối với kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” trƣớc khi HS kể chuyện thì GV kể mẫu cho các em nghe vì vậy HS cần chú ý vào ngƣời kể để có ấn tƣợng về câu chuyện thông qua giọng kể, các yếu tố phi lời đặc biệt là các yếu tố phi lời.

a) Trƣớc tiên, HS cần chú ý vào việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai của GV.Việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai là chọn ngữ điệu kể phù hợp với từng vai nhân vật, mỗi nhân vật là một ngữ điệu kể khác nhau. Việc lựa chọn ngữ điệu kể theo vai làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Ngữ điệu kể bao gồm các yếu tố sau:

-Sự lên cao giọng hoặc hạ thấp giọng ở những lời kể khác nhau hay còn gọi là nhịp điệu.

Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trƣơng hay vừa phải, là phƣơng tiện rất hiệu nghiệm của tính truyền cảm nghệ thuật, sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịp điệu sẽ đem đến cho lời nói, lời kể một sức mạnh đặc biệt.

Trong khi kể HS cần phải sử dụng nhiều nhịp điệu khác nhau để diễn tả hết đƣợc câu chuyện, nếu chỉ sử dụng một nhịp điệu thì sẽ mất đi sức hấp dẫn của câu chuyện.

Nhịp điệu đƣợc quy định bởi tính chất, nội dung của tác phẩm, nó gắn liền với thực chất những điều mà ngƣời kể muốn thể hiện và có thể biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác.

Ví dụ trong truyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng”(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 106) ở đoạn đầu khi ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của ngựa mẹ với con, HS phải kể với nhịp điệu chậm rãi, rõ ràng, nhẹ nhàng. Nhƣng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng thì HS phải kể với giọng kể nhanh hơn và căng thẳng để thấy sự nguy hiểm của Ngựa Trắng.

-Sự ngắt nghỉ trong lời kể hay còn gọi là kĩ thuật ngắt giọng.

Ngắt giọng là cách ngừng nghỉ giọng trong khi kể để bộc lộ ý tứ của câu chuyện.

Ví dụ truyện “Búp bê của ai?”(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 138)khi kể đoạn nói về việc Nga không thấy một con búp bê nào trong tủ, để diễn tả sự đỏng đảnh của Nga, ta có cách ngắt giọng nhƣ sau: “Sáng hôm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn, Nga kêu ầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi?”. Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa!”

-Cường độ và tốc độ của lời kể.

Cƣờngđộcủagiọnglàđộvang,độhoànchỉnhcủagiọng,làkhảnăngđiềuchỉnhgiọn g,làmchonócóthểtohoặcnhỏ,cóthểtạođƣợccácbậcthang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngƣợc lại.

Cƣờngđộcủagiọngphụthuộcvàonộidungtácphẩm,nóthayđổiphụthuộcvàoh oàncảnhpháttriểncủacáctìnhtiết.

Ví dụ truyện “Một nhà thơ chân chính” (Tiếng Vệt 4, tập 1, tr 40)khi nhà vua bất ngờ thét lên cần kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng: “Dập lửa mau đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!”.

-Sắc thái giọng.

Sắc thái giọng là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ, tình cảm, tính cách của con ngƣời thông qua giọng đọc, giọng kể của mình. Sắc thái có thể: vui tƣơi, trang trọng, hóm hỉnh, trong sáng, tha thiết,…

Về cơ bản, mỗi thể loại truyện mang một sắc thái riêng mà khi kể, GV hƣớng dẫn HS khi kể sắc thái giọng phải thể hiện cho phù hợp.

Tuy nhiên sắc thái giọng của hầu hết các truyện không phải lúc nào cũng nhƣ nhau từ đầu đến cuối truyện mà phải thay đổi cho phù hợp với từng tình tiết cụ thể.

Ví dụ khi kể truyện “Lời ước dưới trăng” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 69) chúng ta kể với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn (Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ cho đến khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ…) thể hiện sự hiền hậu, dịu dàng của chị Ngàn.

Lựa chọn ngữ điệu kể theo vai là một giai đoạn quan trọng để kể đƣợc câu chuyện hay. Tùy theo đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của câu chuyện; tùytình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật mà GV hƣớng dẫn HS lựa chọn ngữ điệu kể phù hợp để cuốn hút đƣợc ngƣời nghe.

b) Bên cạnh việc chú ý đến lựa chọn ngữ điệu kể theo vai thì HS cần quan tâm đến việc GV đã kết hợp khéo léo giữa cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết dạy.

Việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong kể chuyện nhằm tăng sức hấp dẫn của lời kể. Lời kể của GV sẽ tạo ra sức hấp dẫn bội phần nếu nhƣ nó đƣợc kết hợp chặt chẽ hài hòa với: điệu bộ, nét mặt và cử chỉ. Trong lúc kể, điệu bộ của GV phải: tự nhiên và đẹp, đĩnh đạc và không gò bó. Nét mặt của GV rất quan trọng đối với việc truyền cảm câu chuyện: vẻ mặt của GV giúp cho HS dễ dàng tiếp thu đƣợc ý nghĩa của câu chuyện.

Vẻ mặt phải đƣợc biểu hiện sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện: nếu là một câu chuyện vui thì nét GV phải biểu lộ vẻ tƣơi vui; nếu là một câu chuyện buồn thì nét mặt phải lộ vẻ buồn rầu, thƣơng cảm.

Cử chỉ là động tác của tay nên nó cũng là phƣơng tiện bổ sung vào câu chuyện, cử chỉ là sự biểu lộ thái độ của GV đối với các nhân vật, các sự kiện trong câu chuyện. Cử chỉ chỉ làm tăng cƣờng những sắc thái, ngữ điệu của lời nói cho nên GV tuyệt đối không dùng cử chỉ thay cho lời nói. Cử chỉ phải đa dạng để không gây nhàm chán và tăng sức biểu cảm.

Đồ dùng dạy học trong phân môn Kể chuyện bao gồm nhiều loại hình thức khác nhau nhƣ: tranh, ảnh, băng ghi âm, vật thật hay mô hình... Đồ dùng

trực quan chính là những tài liệu vật chất tiền đề gợi mở, định hƣớng, tác động vào giác quan của trẻ, để lại ấn tƣợng sâu đậm của trẻ nhằm góp phần bồi dƣỡng óc tƣởng tƣợng cho HS.

Khi kể lần một GV không dùng tranh minh họa, nhƣng ở lần hai, lần ba dùng tranh minh họa và nên kể chậm để HS dễ theo dõi. Vì trong mỗi tiết học kể chuyện tranh là đồ dùng dạy học trực quan rất quan trọng. Nội dung câu chuyện đƣợc tóm tắt qua mỗi bức tranh, quan sát tranh minh họa giúp HS dễ nhớ các chi tiết câu chuyện hơn.

Ví dụ truyện “Lời ước dưới trăng” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 69)

- GV treo bốn bức tranh đã đƣợc phóng to minh họa nội dung câu chuyện. - GV nêu yêu cầu: Dựa vào lời kể của cô và theo dõi vào tranh minh họa kể lại đƣợc từng đoạn câu chuyện “Lời ước dưới trăng” phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu nội dung của từng bức tranh: GV yêu cầu HS đọc thầm phần lời dƣới mỗi bức tranh đồng thời GV đặt một số câu hỏi gợi ý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bức tranh 1:

Bức tranh số 1 miêu tả hình ảnh gì? Các cô gái tới hồ Hàm Nguyệt để làm gì? Em hãy đặt tên cho bức tranh số 1?

+ Bức tranh 2:

Hãy miêu tả hoạt động có trong bức tranh? Chị Ngàn là ngƣời nhƣ thế nào?

Em hãy đặt tên cho nội dung bức tranh 2? + Bức tranh 3:

Nhìn vào bức tranh số 3 em thấy các nhân vật trong tranh đang làm gì? Tại sao nhân vật “tôi” lại ngạc nhiên khi nghe chị Ngàn cầu nguyện?

Hãy đặt tên cho nội dung bức tranh 3?

+ Bức tranh 4: Nhân vật “tôi” hiểu ra điều gì?

GV lƣu ý cho HS khi kể hóa thân vào nhân vật, kể với giọng điệu, cử chỉ của nhân vật, nhìn với cách nhìn của nhân vật, sống với nhân vật. Lấy bức tranh làm điểm tựa để kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ngôn ngữ của mình.

Sử dụng đồ dùng trực quan vào trong dạy và học phân môn Kể chuyện với kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp” ở lớp 4 sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong nhận thức của các em về câu chuyện, về không khí tiết học cũng nhƣ khả năng kể chuyện của các em.

Việc kể chuyện kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với các hành động phi ngôn ngữ là phƣơng tiện cần thiết để GV truyền tải nội dung, ý nghĩa câu chuyện đến gần hơn với ngƣời nghe. Việc làm này có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, tự nhiên và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 34)