Xây dựng môi trường câu chuyện

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Xây dựng môi trường câu chuyện

Mỗi câu chuyện có một môi trƣờng riêng, có hệ thống nhân vật, có các chi tiết, tình tiết riêng vì thế GV có thể sử dụng hệ thống tranh ảnh và các vật dụng quy ƣớc để tạo không gian tƣởng tƣợng về nội dung câu chuyện mà GV kể cho HS nghe.

- GV tận dụng hệ thống tranh trong SGK để phóng to nhằm phục vụ cho quá trình kể chuyện.

- GV sử dụng một số đồ dùng trực quan để quy ƣớc các sự vật, các chi tiết có trong câu chuyện.

Ví dụ trong truyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 106)chi tiết trong các bức tranh có dòng sông, có lùm cây,… và các nhân vật: Ngựa Trắng, Sói Xám, Đại Bàng. Ngoài tranh vẽ trong SGK, GV có thể vừa kể vừa đặt các đồ vật nhƣ: thƣớc kẻ đƣợc dùng quy ƣớc cho dòng sông, một miếng gỗ đặt bên kia thƣớc kẻ quy ƣớc là Ngựa Trắng, một miếng gỗ đặt bên này thƣớc kẻ quy ƣớc là Sói Xám.

Môi trƣờng kể chuyện đƣợc bao quanh bởi các bức tranh hoặc các vật dụng quy ƣớc sẽ tạo không gian tƣởng tƣợng rất tốt cho HS. Nhƣ vậy câu chuyện chắc chắn sẽ giúp HS lƣu nhớ đƣợc câu chuyện dễ dàng hơn, sinh động hơn nhờ trí tƣởng tƣợng của các em.

2.2. Các biện pháp rèn kĩ năng nghe - nhớ đƣợc câu chuyện vừa nghe GV kể

Trong giờ kể chuyện để rèn kĩ năng nghe - nhớ câu chuyện vừa nghe GV kể cho HS một cách thành thạo giúp các em có thể kể lại câu chuyện một cách tự nhiên, đúng nội dung yêu cầu thì GV cần thực hiện nhiều biện pháp nhƣ: rèn khả năng chú ý, rèn khả năng lắng nghe, rèn khả năng ghi nhớ. Và biện pháp đầu tiên mà GV cũng nhƣ HS cần thực hiện đó là: rèn khả năng chú ý.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)