Mục tiêu chương trình

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 1o ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 59)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.2.Mục tiêu chương trình

- Biết thành phần cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của electron trong nguyên tử và cấu hình electron của nguyên tử, hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.

- Biết được quy luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, ái lực electron, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Biết sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết kim loại trong đơn chất và hợp chất hóa học. Biết cấu tạo và tính chất các loại mạng tinh thể phổ biến (nguyên tử, phân tử, ion, kim loại).

- Hiểu được thế nào là chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử và phản ứng oxi hoá – khử. Biết cách lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử.

- Biết được tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng. Biết nguyên tắc, phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen.

- Biết được tính chất hoá học cơ bản của oxi, ozon, hiđro peoxit, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. Biết nguyên tắc, phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi.

- Biết được các khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Biết vận dụng những yếu tố làm tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Biết vận dụng những yếu tố để cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều có lợi cho sản xuất.

2.1.2.2. Về kỹ năng

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận, viết được phương trình hoá học của phản ứng.

- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoá học, hoặc giải thích một hiện tượng hoá học đơn giản trong thực tiễn.

- Biết cách làm việc với SGK và với các tài liệu tham khảo như: tóm tắt, hệ thống hoá, phân tích, kết luận…

2.1.2.3. Về thái độ

- Say mê, hứng thú học tập môn hoá học.

- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung, của hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất.

- Có những đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực, tỉ mỉ, khoa học trong công việc.

- Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 1o ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 59)