8. Những đóng góp mới của đề tài
2.1. Tổng quan chương trình Hóa học lớp 10 nâng cao ở trường THPT
2.1.1.1. Cấu trúc
a) Hệ thống lý thuyết chủ đạo
Lý thuyết chủ đạo gồm hệ thống kiến thức cơ sở hóa học được dùng để nghiên cứu các chất hóa học, đó là:
- Cấu tạo nguyên tử.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn.
- Liên kết hóa học (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại). - Phản ứng oxi hóa – khử. - Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. b) Các nhóm nguyên tố - Nhóm halogen. - Nhóm oxi. 2.1.1.2. Nội dung
Bảng 2.1. Nội dung chương trình Hóa học lớp 10 NC ở trường THPT
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NGUYÊN TỬ
1.1. Thành phần nguyên tử.
1.2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học.
1.3. Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
1.4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử. 1.5. Lớp và phân lớp electron.
1.6. Năng lượng các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử.
Ki ến t h ức c ơ sở h óa h ọc c h un g
Chương 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
2.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
2.3. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý của các nguyên tố hóa học. 2.4. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học.
Định luật tuần hoàn.
2.5. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Chương 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC
3.1. Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion. 3.2. Liên kết cộng hóa trị.
3.3. Sự lai hóa các obitan nguyên tử.
Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba. 3.4. Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử.
3.5. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. 3.6. Hóa trị và số oxi hóa.
3.7. Liên kết kim loại.
Chương 4. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
4.1. Phản ứng oxi hóa – khử.
4.2. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
Chương 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
7.1. Tốc độ phản ứng hóa học. 7.2. Cân bằng hóa học.
Hóa h ọc v ô cơ Chương 5. NHÓM HALOGEN 5.1. Khái niệm về nhóm halogen. 5.2. Clo.
5.3. Hiđro clorua – Axit clohiđric. 5.4. Hợp chất có oxi của clo. 5.5. Flo. 5.6. Brom. 5.7. Iot. Chương 6. NHÓM OXI 6.1. Khái niệm về nhóm oxi. 6.2. Oxi.
6.3. Ozon và hiđro peoxit. 6.4. Lưu huỳnh.
6.5. Hiđro sunfua.
6.6. Hợp chất có oxi của lưu huỳnh.
Th ự c hà n h h óa h ọc
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
2. Phản ứng oxi hóa – khử. 3. Tính chất của các halogen.
4. Tính chất các hợp chất của halogen. 5. Tính chất của oxi, lưu huỳnh.
6. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh. 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng Hóa học.
Ôn
, luy
ện
t
ập
- Ôn tập đầu năm, học kì 1, cuối năm. - Ôn, luyện tập và chữa bài tập.
1. Luyện tập về: Thành phần cấu tạo nguyên tử. Khối lượng của nguyên tử. Obitan nguyên tử.
2. Luyện tập chương 1. 3. Luyện tập chương 2.
4. Luyện tập về liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. Lai hóa các obitan nguyên tử.
5. Luyện tập chương 3. 6. Luyện tập chương 4.
7. Luyện tập về clo và hợp chất của clo. 8. Luyện tập chương 5.
9. Luyện tập chương 6.
10. Luyện tập. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Ki
ểm tra - Kiểm tra 1 tiết: 4 bài.
- Kiểm tra học kỳ 1 và cuối năm: 2 bài.
2.1.2. Mục tiêu chương trình 2.1.2.1. Về kiến thức 2.1.2.1. Về kiến thức
- Biết thành phần cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của electron trong nguyên tử và cấu hình electron của nguyên tử, hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.
- Biết được quy luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, ái lực electron, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Biết sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết kim loại trong đơn chất và hợp chất hóa học. Biết cấu tạo và tính chất các loại mạng tinh thể phổ biến (nguyên tử, phân tử, ion, kim loại).
- Hiểu được thế nào là chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử và phản ứng oxi hoá – khử. Biết cách lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử.
- Biết được tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng. Biết nguyên tắc, phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen.
- Biết được tính chất hoá học cơ bản của oxi, ozon, hiđro peoxit, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. Biết nguyên tắc, phương pháp điều chế, những ứng dụng của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi.
- Biết được các khái niệm tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Biết vận dụng những yếu tố làm tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Biết vận dụng những yếu tố để cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều có lợi cho sản xuất.
2.1.2.2. Về kỹ năng
- Biết cách tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận, viết được phương trình hoá học của phản ứng.
- Biết vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoá học, hoặc giải thích một hiện tượng hoá học đơn giản trong thực tiễn.
- Biết cách làm việc với SGK và với các tài liệu tham khảo như: tóm tắt, hệ thống hoá, phân tích, kết luận…
2.1.2.3. Về thái độ
- Say mê, hứng thú học tập môn hoá học.
- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ của khoa học nói chung, của hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất.
- Có những đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực, tỉ mỉ, khoa học trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2.2. Tiêu chí thiết kế website tự học (5 tiêu chí)
Sự bùng nổ thông tin vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 đã thật sự làm thay đổi bộ mặt thế giới. Một trong những phương thức lan truyền thông tin nhanh chóng và sâu rộng nhất mà hầu hết chúng ta đều nhận thấy là thông qua Internet. Việc dạy và học cũng không tách khỏi sự bùng nổ thông tin ấy, mà trái lại, có thể lợi dụng nguồn thông tin rộng lớn trên mạng toàn cầu để đẩy mạnh việc dạy và học, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo được nhiều nhân tài cho xã hội, đất nước.
Một website tự học cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá sau:
2.2.1. Nội dung
- Đầy đủ, chính xác, khoa học.
- Gắn liền với nội dung, chương trình SGK (ngoài những kiến thức mở rộng). - Phong phú, hấp dẫn, thiết thực. - Kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. - Phù hợp với trình độ học tập của HS. 2.2.2. Hình thức - Giao diện đẹp, hấp dẫn. - Bố cục rõ ràng, hợp lý, thống nhất về cách trình bày. - Hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp.
2.2.3. Tính năng
- Thân thiện, dễ sử dụng.
- Các tính năng tương tác được thiết kế hợp lý (comment, làm bài trực tuyến, chia sẻ và trao đổi ý kiến trên diễn dàn…).
2.2.4. Tính khả thi
- Phù hợp với trình độ học tập của HS.
- Phù hợp với khả năng tin học và điều kiện thực tế của HS (HS có máy vi tính, đường truyền internet).
2.2.5. Hiệu quả
- Hỗ trợ HS trong việc tự học.
- Giúp HS hiểu bài, nắm vững kiến thức hơn. - Làm tăng hứng thú học tập.
- Mở rộng kiến thức liên quan đến thực tiễn.
- Rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải nhanh bài tập trắc nghiệm cho HS. - Giúp HS yêu thích môn học hơn.
2.3. Quy trình thiết kế website tự học (5 bước)
Quy trình thiết kế website gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định các yêu cầu chức năng của website
Xác định các yêu cầu chức năng của website, mô tả chi tiết các yêu cầu chức năng này. Đây là bước đầu tiên và là bước chiến lược trong cả quy trình thiết kế website.
Bước 2: Phân tích hệ thống
Từ các yêu cầu chức năng đã xác định, rút ra các tác nhân và các tác vụ của hệ thống, đồng thời cho biết sự tương tác của các thành phần này. Ứng với mỗi loại tác nhân khác nhau thì có những tác vụ đặc trưng chỉ dành riêng cho loại tác nhân đó. Bên cạnh đó, có thể tồn tại một số tác vụ chung cho các tác nhân khác nhau.
Bước 3: Thiết kế hệ thống
Trước nhất, thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL). CSDL là cái nhân của một website có lưu trữ dữ liệu, việc thiết kế một cách hợp lý và tối ưu cho nhu cầu lưu trữ và kiểm soát dữ liệu là quan trọng.
Kế đến, thiết kế bố cục website. Yêu cầu về hình thức của website tự học phải có bố cục rõ ràng, hợp lý, thống nhất về cách trình bày. Bố cục cần có tính tương thích và đáp ứng việc dễ dàng cập nhật dữ liệu vào CSDL, truy xuất dữ liệu từ CSDL cũng như “show” thông tin lấy ra từ CSDL.
Bước 4: Thực hiện viết code
Công việc viết code là phần việc đòi hỏi về kỹ năng lập trình. Quá trình viết code không tách rời với việc kiểm tra các lỗi về lập trình. Trong một chừng mực
nào đó, người lập trình viên luôn cố gắng giảm thiểu các lỗi về lập trình đến mức thấp nhất, nhưng một số lỗi phải đến khi chạy demo website mới phát hiện được.
Ở bước này, nếu người lập trình viên thấy cấu trúc CSDL cũng như bố cục của website chưa được hợp lý thì có thể quay lại bước 3 và thay đổi cho hợp lý.
Bước 5: Chạy demo và thực hiện các test case
Đây là bước cuối cùng trong quy trình. Ở bước này, người lập trình viên sẽ kết hợp với các tester thực hiện các test case theo các chức năng mà website sẽ cung cấp cho người dùng. Nếu test case nào chưa đạt yêu cầu thì phải quay lại bước 4 và thực hiện lại.
2.4. Yêu cầu về chức năng của website tự học
Website được xây dựng nhằm hỗ trợ tự học môn Hóa lớp 10 NC ở trường THPT. Các yêu cầu mà website cần đạt được:
- Cho phép người dùng làm bài tập trực tuyến dưới dạng bài trắc nghiệm. - Người dùng có thể tham khảo các nguồn tư liệu về Hóa học trên website. - Người dùng có thể tham gia thảo luận, trao đổi kiến thức Hóa học với nhau thông qua một diễn đàn trên website.
- Người dùng có thể gởi tin nhắn đến ban quản trị qua trang liên hệ của website.
- Website có hệ thống tin tức về Hóa học được cập nhật thường xuyên.
- Website hỗ trợ các thành viên trong ban quản trị của website các công việc theo dõi và cập nhật dữ liệu.
Sau đây, chúng tôi xin trình bày chi tiết về các chức năng nêu ra ở trên.
2.4.1. Thực hiện bài tập trực tuyến
Đây là chức năng tiêu biểu dành cho người dùng. Người dùng muốn làm bài tập trực tuyến phải đăng ký thành viên của hệ thống.
Có tất cả 7 chương ứng với chương trình học của môn Hóa lớp 10. Mỗi chương có 5 vòng, mỗi vòng HS phải làm 20 bài trong thời gian 45 phút, hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Mỗi bài tập có 4 đáp án và chỉ có 1 đáp án đúng. Nếu người dùng có thể vượt qua 5 vòng của một chương, xem như người dùng đã hoàn thành
bài tập chương đó. Sự khác nhau giữa các vòng không phải là mức độ khó dễ mà là sự mới lạ về bài tập. Tuy nhiên, do website sẽ chọn ngẫu nhiên 20 bài tập trong nguồn bài tập của website để ra đề ở mỗi vòng, chính vì thế khả năng hai vòng khác nhau trùng 1 hay vài bài là có thể xảy ra.
Tỷ lệ về mức độ tư duy ở các vòng như sau: 3 biết – 9 hiểu – 8 vận dụng. Người dùng không nhất thiết phải làm tuần tự từng chương, mà có thể chọn chương bài tập muốn làm theo ý thích.
Khi đã vào trang làm bài, website sẽ tự động chấm điểm cho bài làm của người dùng dựa trên các kết quả thu nhận được và lưu kết quả của lần làm bài đó vào CSDL. Cách tính điểm như sau: tính 1 điểm cho một bài tập có đáp án đúng, không phân biệt bài tập loại biết, hiểu hay vận dụng. Như vậy số điểm tối đa cho mỗi vòng là 20/20. Người dùng chỉ cần đạt 10/20 cho mỗi vòng làm bài là xem như đã qua vòng.
Bên cạnh đó, người dùng có thể gởi phản ánh về bài tập – trong trường hợp nội dung đề bài hay đáp án của bài tập không chính xác, để ban quản trị xem xét và thay đổi cho phù hợp.
2.4.2. Cung cấp nguồn tư liệu
Tư liệu Hóa học bao gồm các mục con sau: - Kiến thức Hóa học. - Lịch sử Hóa học. - Học mà vui, vui mà học. - Các nhà Hóa học. - Mô hình flash. - Video thí nghiệm.
Tư liệu trong các mục này đều được sưu tầm từ nhiều nguồn. Với các mục “Kiến thức Hóa học”, “Lịch sử Hóa học”, “Học mà vui, vui mà học” và “Các nhà Hóa học”, người dùng có thể post đánh giá ý kiến của mình lên website.
Với các mục “Mô hình flash”, “Video thí nghiệm” và “Sách và bài tập tham khảo”, người dùng có thể download về máy cá nhân của người dùng.
Mục “Sách và bài tập tham khảo” là mục có tính cập nhật nhiều nhất trong số các mục con của phần tư liệu Hóa học. Người dùng có thể tham khảo rất nhiều từ tư liệu của mục này.
2.4.3. Thảo luận thông qua diễn đàn
Website có một diễn đàn để người dùng có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức với nhau. Người dùng sau khi đã đăng ký thành viên thì có thể tham gia vào diễn đàn. Diễn đàn có 3 mục chính:
- Thông báo chung:
Mục này dành riêng cho ban quản trị, chỉ có ban quản trị mới có quyền tạo các chủ đề trong mục này. Nội dung mục này là để ban quản trị thông báo các quy định, yêu cầu sử dụng diễn đàn đến người dùng.
- Góc học tập:
Người dùng có thể tự do post các chủ đề và trả lời các chủ đề trong mục này. Mục này chia làm 8 mục nhỏ gồm “PP giải nhanh BTTN” và 7 chương tương ứng của chương trình Hóa học 10.
- Chia sẻ - giao lưu:
Mục này nhằm giúp người dùng có góc giao lưu với người khác. Nội dung chủ đề post lên mục này không buộc phải có nội dung về kiến thức học tập môn Hóa học 10.
2.4.4. Gởi tin nhắn đến ban quản trị
Tin nhắn liên hệ nhằm giúp người dùng thông báo đến ban quản trị các khiếu nại, thắc mắc cần giải đáp hay các liên hệ cá nhân nào đó. Người dùng không nhất thiết phải là thành viên mới có thể gởi tin nhắn đến ban quản trị.
2.4.5. Hệ thống tin tức về Hóa học
Website có 2 loại tin tức:
- Tin Hóa học: chia thành “Hóa học và đời sống”, “Hóa học và môi trường” và “Hóa học hiện đại”.
- Tin giáo dục: các tin tức trong mục được cập nhật liên tục. Ban quản trị sưu