Thực trạng việc sử dụng website vào dạy học môn Hóa ở trường THPT

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 1o ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 43)

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.5. Thực trạng việc sử dụng website vào dạy học môn Hóa ở trường THPT

Tìm hiểu thực trạng sử dụng website vào dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT.

1.5.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra với 52 GV và 266 HS của 4 trường THPT trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Khánh Hòa.

Bảng 1.3. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến HS về thực trạng sử dụng website vào dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT

STT Trường Số phiếu

Phát ra Thu vào

1 Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh,

TP.HCM 92 86

2 Hùng Vương, quận 5, TP.HCM 90 87

3 Phan Bội Châu, TP Cam Ranh, Khánh Hòa 42 42

4 Nam Hà, TP Biên Hòa, Đồng Nai 42 42

Tổng 266 257

Bảng 1.4. Số lượng phiếu thăm dò ý kiến GV về thực trạng sử dụng website vào dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT

STT Tỉnh thành Số phiếu Phát ra Thu vào 1 TP.HCM 30 30 2 Bình Dương 2 2 3 Khánh Hòa 4 4 4 Đồng Nai 7 7 5 Bình Thuận 2 2 6 Vũng Tàu 2 2 8 Tiền Giang 1 1 9 Bến Tre 1 1 10 Gia Lai 1 1 10 Đắc Lắc 1 1 11 x 1 1 Tổng 52 52

1.5.3. Nội dung điều tra

Trong phiếu điều tra GV (phụ lục 1), chúng tôi đưa ra 5 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung:

a) Tìm hiểu vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa.

b) Tìm hiểu trang thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện có. c) Tìm hiểu mức độ sử dụng thành thạo các phần mềm tin học.

d) Tìm hiểu các tài liệu có ứng dụng CNTT được GV tự thiết kế.

e) Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học môn Hóa cho HS.

1.5.3.2. Điều tra trên đối tượng HS

Trong phiếu điều tra HS (phụ lục 2), chúng tôi đưa ra 5 nhóm câu hỏi, tập trung vào các nội dung:

a) Tìm hiểu vai trò việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa.

b) Tìm hiểu tần suất truy cập internet. c) Tìm hiểu mục đích sử dụng internet.

d) Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ cho việc tự học môn Hóa của HS.

e) Tìm hiểu mức độ thành thạo khi sử dụng tính năng tương tác của website.

1.5.4. Phương pháp xử lý kết quả

Chúng tôi thống kê ý kiến trả lời cho mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi như bảng 1.3.

Bảng 1.5. Điểm quy đổi mức độ trả lời của phiếu thăm dò

STT Mức độ Kí hiệu Điểm quy đổi

1 Nhiều A 4 điểm

2 Vừa phải B 3 điểm

3 Ít C 2 điểm

Tổng số điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo công thức:

Tổng số điểm = 4.MA + 3.MB + 2.MC + 1.MD

(với M: số phiếu cùng ý kiến)

Điểm trung bình =

1.5.5. Kết quả điều tra

1.5.5.1. Kết quả điều tra trên đối tượng GV

Dựa vào phiếu ý kiến của GV, chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý kiến, từ đó phân tích, đưa ra kết luận về nội dung điều tra.

Kết quả cụ thể như sau:

a) Ý kiến về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa

Bảng 1.6. Vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa

Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

SL % SL % SL % SL %

0 0,00 10 19.23 18 34.62 24 46.15

Dựa vào bảng 1.6, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Hóa có vai trò rất quan trọng:

Tổng số điểm Tổng số ý kiến

- Không cần thiết (0.00%). - Bình thường (19.23%). - Cần thiết (34.62%). - Rất cần thiết (46.15%).

b) Ý kiến về trang thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện có

Bảng 1.7. Trang thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học

Máy vi tính Máy chiếu đa năng Mạng internet

SL % SL % SL %

49 94.23 50 96.15 44 84.61

Dựa vào bảng 1.7, chúng tôi nhận thấy trường học nơi thầy cô đang công tác có sự quan tâm đầu tư trang thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT, máy tính đều có kết nối vào mạng Internet, tạo môi trường thuận lợi để GV nâng cao chất lượng dạy học:

- Máy vi tính (94.23%).

- Máy chiếu đa năng (96.15%). - Mạng internet (84.61%). c) Ý kiến về mức độ sử dụng thành thạo các phần mềm tin học Bảng 1.8. Mức độ sử dụng thành thạo các phần mềm tin học Số lượng Điểm TB Chưa biết Chưa tốt Bình thường Tốt

Soạn thảo văn bản (MS Word, ...) 1 5 20 26 3.37

Bảng tính điện tử (MS Excel) 2 11 31 8 2.87

Trình diễn điện tử (MS

PowerPoint, Violet, ...) 1 4 29 18 3.23

Chemoffice, Crocodile,

HyperChem, ... 5 17 28 2 2.52

Trình duyệt web (Mozilla

FireFox, IE, ...) 3 7 24 18 3.10

Sử dụng email 1 4 22 25 3.37

Chụp ảnh, quay phim, lưu dữ

liệu vào máy tính 4 16 23 9 2.71

Đồ họa (Paint, Photoshop,

ACDSee, Flash, …) 16 27 8 1 1.88

Download, cài đặt các phần mềm

ứng dụng và hệ điều hành, … 4 13 30 5 2.69

Dựa vào bảng 1.8, chúng tôi nhận thấy đa số GV sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học như:

- Soạn thảo văn bản (MS Word, ...) (3.37) - Sử dụng email (3.37)

- Trình diễn điện tử (MS PowerPoint, Violet, ...) (3.23) - Trình duyệt web (Mozilla FireFox, IE, ...) (3.10) - Bảng tính điện tử (MS Excel) (2.87)

- Chụp ảnh, quay phim, lưu dữ liệu vào máy tính (2.71)

- Download, cài đặt các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành, …(2.69) - Chemoffice, Crocodile, HyperChem, ... (2.52)

Tuy nhiên, GV gặp khó khăn đối với kỹ năng thiết kế trang web, blog cá nhân (1.98) và đồ họa (1.88). Trong xã hội bùng nổ công nghệ, HS thường xuyên truy cập internet thì việc GV xây dựng website hay blog cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc học tập, tìm kiếm thông tin, đồng thời tạo được sự gắn kết, thân tình giữa thầy và trò.

d) Ý kiến về các tài liệu có ứng dụng CNTT được GV tự thiết kế

Bảng 1.9. Các tài liệu có ứng dụng CNTT được GV tự thiết kế

Giáo án điện tử

Đĩa tư liệu

Hóa học Website Thí nghiệm ảo

Sách điện tử (E-book) SL % SL % SL % SL % SL %

51 98.08 14 26.92 5 9.62 16 30.77 3 5.77

Dựa vào bảng 1.9, chúng tôi nhận thấy đa số GV đều có giáo án điện tử (98.08%), một số GV đã biết tự thiết kế thí nghiệm ảo (30.77%) và có đĩa tư liệu

Hóa học (26.92%). Tuy nhiên, vấn đề xây dựng website (9.62%) và e-book (5.77%) đối với các GV là rất khó khăn.

e) Ý kiến về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ cho việc dạy môn Hóa

Bảng 1.10. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học môn Hóa cho HS

Số lượng Điểm TB Không thường Bình Nhiều nhiRất ều

- Thuận lợi

Nguồn tư liệu phong phú. 0 14 32 6 2.85

Thông tin chính xác, cập nhận thường

xuyên. 1 33 18 0 2.33

Có nhiều hình ảnh, phim minh họa

sinh động. 0 24 25 3 2.60

Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng. 1 30 19 2 2.42 - Khó khăn

Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn

chế. 22 23 5 2 1.75

Chưa quen tìm kiếm thông tin trên

mạng internet. 23 24 4 1 1.67

Số lượng trang web tiếng Việt còn ít. 8 33 11 0 2.06 Kiến thức Hóa học trên các trang web

chưa được hệ thống hóa. 1 15 26 10 2.87

Dựa vào bảng 1.10, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng website hỗ trợ việc dạy học, GV có những thuận lợi sau:

- Nguồn tư liệu phong phú (2.85).

- Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2.60). - Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng (2.42). - Thông tin chính xác, cập nhận thường xuyên (2.33).

- Đa số GV không gặp khó khăn với kỹ năng sử dụng máy tính (1,75) và tìm kiếm thông tin (1.67). Tuy nhiên, số lượng trang web Hóa học tiếng Việt chưa được

xây dựng nhiều (2.06) và các kiến thức Hóa học trên các trang web chưa được hệ thống hóa (2.87).

1.5.5.2. Kết quả điều tra trên đối tượng HS

Dựa vào phiếu ý kiến của HS, chúng tôi tính điểm trung bình và tỉ lệ % các ý kiến, từ đó phân tích, đưa ra kết luận về nội dung điều tra.

Kết quả cụ thể như sau:

a) Ý kiến về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa

Bảng 1.11. Vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hỗ trợ HS tự học môn Hóa

Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

SL % SL % SL % SL %

0 0 19 7.39 110 42.80 128 49.80

Dựa vào bảng 1.11, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS đều cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Hóa có vai trò rất quan trọng:

- Không cần thiết (0.00 %). - Bình thường (7.39 %). - Cần thiết (42.80 %).

b) Tìm hiểu tần suất truy cập internet

Bảng 1.12. Tần suất truy cập internet của HS

Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

SL % SL % SL % SL %

2 0,78 71 27.63 83 32.30 101 39.30

Dựa vào bảng 1.12, chúng tôi nhận thấy internet có sức hút rất lớn đối với HS ở trường THPT:

- Không bao giờ (0.78%). - Thỉnh thoảng (27.63%). - Thường xuyên (32.30%). - Rất thường xuyên (39.30%).

Đây là một yếu tố thuận lợi để GV xây dưng website hay blog cá nhân tạo môi trường học tập, chia sẻ kiến thức cho các em HS.

c) Tìm hiểu mục đích sử dụng internet

Bảng 1.13. Mục đích sử dụng internet của HS

Không bao

giờ thoThỉnh ảng Thường xuyên

Rất thường

xuyên SL % SL % SL % SL %

Chat, tán gẫu 36 14.12 103 40.39 58 22.75 58 22.75 Chơi game, xem phim,

nghe nhạc, … 11 4.35 95 37.55 77 30.43 70 27.67 Đọc báo điện tử 20 7.84 107 41.96 92 36.08 36 14.12 Tìm kiếm thông tin 5 1.95 84 32.68 123 47.86 45 17.51

Học tập 12 4.71 122 47.84 99 38.82 22 8.63

Dựa vào bảng 1.13, chúng tôi nhận thấy:

- HS dành nhiều thời gian sử dụng internet vào việc chat, chơi game, xem phim, nghe nhạc, đọc báo.

- Tuy nhiên, vẫn có nhiều HS biết khai thác lợi ích của internet để tìm kiếm thông tin (47.86% thường xuyên, 17.51% rất thường xuyên) và học tập (38.82% thường xuyên, 8.63% rất thường xuyên).

Do đó, muốn tận dụng những lợi ích to lớn mà CNTT mang lại, GV nên phối hợp với gia đình HS để hướng dẫn các em sử dụng internet một cách tích cực, tránh sa đà vào các vấn đề tai hại, lãng phí thời gian, biến internet thành công cụ hữu hiệu trong việc tự học, mở rộng kiến thức.

d) Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học môn Hóa của HS

Bảng 1.14. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng website hỗ trợ việc tự học môn Hóa của HS

Số lượng Điểm TB Không thường Nhiều Bình nhiRất ều

- Thuận lợi

Nguồn tư liệu phong phú. 10 93 109 45 2.74

Thông tin chính xác, cập nhận

thường xuyên. 16 124 89 28 2.50

Có nhiều hình ảnh, phim minh họa

sinh động. 15 89 108 45 2.71

Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh

chóng. 20 94 96 46 2.66

- Khó khăn

Kỹ năng sử dụng máy tính còn hạn

chế. 102 109 38 8 1.81

Chưa quen tìm kiếm thông tin trên

mạng internet. 139 90 24 3 1.57

Số lượng trang web tiếng Việt còn

ít. 71 117 55 12 2.03

Kiến thức Hóa học trên các trang

web chưa được hệ thống hóa. 36 116 78 21 2.33

Dựa vào bảng 1.14, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng website tự học, HS có những thuận lợi sau:

- Có nhiều hình ảnh, phim minh họa sinh động (2.71). - Tìm kiếm tư liệu dễ dàng, nhanh chóng (2.66). - Thông tin chính xác, cập nhận thường xuyên (2.55).

- Đa số HS không gặp khó khăn với kỹ năng sử dụng máy tính (1.81) và tìm kiếm thông tin (1.57). Tuy nhiên, số lượng trang web Hóa học tiếng Việt chưa được xây dựng nhiều (2.03) và các kiến thức Hóa học trên các trang web chưa được hệ thống hóa (2.33). Ngoài ra một số website luyện thi trực tuyến lại thu phí, các trang web khác thì mức độ tin cậy của kiến thức không đảm bảo, khiến HS hoang mang trong việc lựa chọn thông tin chính xác, gây nên tình trạng bội thực thông tin nhưng lại đói kiến thức chuẩn.

e) Tìm hiểu mức độ thành thạo khi sử dụng tính năng tương tác của website

Bảng 1.15. Mức độ thành thạo khi sử dụng tính năng tương tác của website

Số lượng Điểm TB Không Bình

thường Nhiều Rất nhiều

Xem nội dung website 15 97 86 58 2.73

Download bài tập, sách, hình ảnh,

video, … 41 71 92 51 2.60

Đăng kí thành viên 47 85 77 47 2.48

Tạo chủ đề, viết bài và cho ý kiến

(comment) 81 103 40 30 2.07

Làm BKT trắc nghiệm trực tuyến 60 128 44 21 2.10

Tìm kiếm thông tin 10 83 112 51 2.80

Chia sẻ thông tin 58 117 52 28 2.20

Quản lý (tham gia vào ban quản trị

trang web) 144 81 19 11 1.60

Dựa vào bảng 1.15, chúng tôi nhận thấy đa số HS thành thạo các tính năng tương tác sau:

- Tìm kiếm thông tin (2.80). - Xem nội dung website (2.73).

- Đăng kí thành viên (2.48).

Tuy nhiên còn một số tính năng tiện lợi mà các em sử dụng ít hơn hay chưa quen, cần được hướng dẫn như:

- Chia sẻ thông tin (2.20).

- Làm BKT trắc nghiệm trực tuyến (2.10).

- Tạo chủ đề, viết bài và cho ý kiến (comment) (2.07). - Quản lý (tham gia vào ban quản trị trang web) (1.60).

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: 1. Nghiên cứu tổng quan vấn đề.

2. Nghiên cứu đổi mới PPDH, định hướng đổi mới PPDH, xu hướng đổi mới PPDH, đi sâu vào nội dung đổi mới PPDH bằng CNTT, vai trò của CNTT đối với dạy học và những điều kiện cần để ứng dụng CNTT vào dạy học hiệu quả.

3. Nghiên cứu vấn đề tự học, các kỹ năng tự học, các hình thức tự học, chu trình dạy – tự học, vai trò của tự học, đi sâu vào nội dung và lợi ích của tự học qua mạng.

4. Đi sâu về website, công nghệ và phần mềm thiết kế website.

5. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng website vào dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT.

Từ kết quả điều tra chúng tôi thấy:

- Hầu hết GV và HS nhận thức được internet là kho tàng kiến thức rộng lớn, đa dạng, phong phú, nếu GV khai thác hiệu quả sẽ hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Thực tế, HS thường xuyên truy cập internet, biết sử dụng tốt các tính năng tương tác của website, nhưng dành nhiều thời gian cho chơi game, giải trí, chat, … Do đó, GV và phụ huynh cần định hướng HS sử dụng internet như một công cụ học tập.

- Đa số GV thành thạo kỹ năng tin học văn phòng, các phần mềm Hóa học, tuy nhiên còn hạn chế kỹ năng thiết kế website, blog, ebook. Việc sử dụng website hỗ trợ quá trình dạy học và hỗ trợ việc tự học cho HS trong môn Hóa ở trường THPT chưa được thực hiện thường xuyên.

- Kiến thức Hóa học trên các website chưa được hệ thống hóa, thiếu tính tin cậy, gây khó khăn, hoang mang cho việc tìm kiếm, lựa chọn thông tin.

Chương 2

THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ HỌC MÔN

HÓA LỚP 10 NÂNG CAO Ở TRƯỜNG THPT

2.1. Tổng quan chương trình Hóa học lớp 10 nâng cao ở trường THPT 2.1.1. Cấu trúc và nội dung chương trình

Một phần của tài liệu thiết kế website hỗ trợ tự học môn hóa lớp 1o ban nâng cao ở trường trung học phổ thông (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)