Nhánh Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)

Một phần của tài liệu Sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 48)

4. Kết quả xây dựng cây phát sinh chủng loạ

4.2.2. Nhánh Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)

Trong nhánh B còn cho thấy, Mang lớn cũng có mối quan hệ gần với 3 loài Mang Trường Sơn, Roosevelt và Putao. Qua cây phát sinh chủng loại chúng ta có thể thấy, các chỉ số tin cậy cho nhánh Mang lớn rất cao ở cả 3 phương pháp (chỉ số BP và PP đều là 100). Đồng thời cho thấy loài này có sự tách biệt thành 2 nhóm riêng biệt. Các chỉ số tin cậy cho sự tách biệt này đều rất cao (BP thấp nhất là 89 và PP đều là 100) (Hình 14). Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng bảng khoảng cách di

41

truyền cho loài Mang lớn (Bảng 8). Kết quả cũng cho thấy có sự tách biệt về khoảng cách di truyền giữa 2 quần thể Mang lớn miền Trung và miền Nam Việt Nam tương tự với kết quả thu được ở cây phát sinh chủng loại.

Hình 14. Cây phát sinh chủng loại dựa trên dữ liệu kết hợp 2 gen ty thể ( Cyt-b

và ND4 )và 1 gen nhân (G-fib) (gồm 2431 bp, 218 vị trí có giá trị thông tin) sử

dụng phương pháp Bayesian, MP, ML. Các chỉ số phía trên nhánh lần lượt là giá trị bootstrap của phân tích MP và ML, chỉ số phía dưới là giá trị xác suất hậu

nghiệm thu được ở phương pháp Bayesian. Dấu * tương ứng với giá trị đạt 100%. Với các thông tin của cây MP như sau: chiều dài cây = 524, chỉ số chắc

42

Bảng 8. Bảng khoảng cách di truyền của các mẫu Mang lớn.

Taxa 1 2 3 4 5 6 7 1. NC016920 - 2. M 1.1 0.970 - 3. M 6.21 0.963 0.089 - 4. AF042720 2.200 1.587 1.674 - 5. M 1.5 2.265 1.476 1.494 0.969 - 6. M 6.9 2.112 1.280 1.555 0.790 0.498 - 7. M 6.13 2.032 1.421 1.462 0.695 0.404 0.083 -

Sự tách biệt này khi so sánh với địa điểm thu mẫu của Mang lớn (Bảng 9) cho thấy có sự tương ứng với miền phía Bắc và phía Nam của đèo Hải Vân. Qua đó, chúng ta có thể tạm thời kết luận là nhóm này bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn và cụ thể là đèo Hải Vân. Kết quả này cho thấy đây có thể là biên giới tự nhiên của hai quần thể có sự khác biệt di truyền do cách ly về mặt địa lý.

Bảng 9. Địa điểm thu các mẫu Mang lớn:

Mẫu Thông tin địa điểm thu mẫu

NC016920 -

M 1.1 KBTTN Dakrong – Quảng Trị

M 6.21 KBTTN Sao La – Huế

AF042720 -

M 1.5 KBTTN Sao La – Quảng Nam

M 6.9 KBTTN Kon Chư Răng – Gia Lai

M 6.13 KBTTN Kon Chư Răng – Gia Lai

Một phần của tài liệu Sử dụng một số chỉ thị phân tử trong nghiên cứu tiến hóa các loài mang (muntiacinae) ở việt nam nhằm phục vụ bảo tồn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)